• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

Tin Tức Chuyên Ngành

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG

Thanh Hằng Lê No Comments

1. Phân tích hồng cầu (RBC) và tiểu cầu (PLT)

– Tại buồng đếm RBC/PLT, các hồng cầu hình đĩa lõm 2 mặt và tiểu cầu hình đĩa lồi 2 mặt được xử lý cầu hóa đẳng tích bằng SDS và được cố định hình dạng hình cầu bằng Glutaraldehyde, nhằm loại trừ sai sót do những tư thế khác nhau của hồng cầu/tiểu cầu khi đi ngang qua điểm đo.

– Sau khi xử lý, hồng cầu/tiểu cầu có dạng hình cầu nhưng vẫn giữ thể tích ban đầu, nhờ dạng hình cầu mà máy có thể đo ở mọi tư thế mà vẫn đảm bảo phản ánh đúng thể tích.

PHÂN TÍCH HỒNG CẦU

– Hồng cầu khi đi ngang qua điểm đo, được chiếu nguồn Laser 670 nm, ánh sáng sau đó được phân tán thành nhiều hướng. Máy phân tích tán xạ ở 2 góc:

  • Góc hẹp 2-3 độ: phản ánh thể tích hồng cầu (CV-Cell volume)
  • Góc rộng 5-15 độ: phản ánh hàm lượng HGB trong hồng cầu (CH-Cell hemoglobin).

– Tín hiệu thu được trên mỗi góc là cặp dữ liệu liên quan đến mỗi hồng cầu đi ngang qua điểm đo và được đánh dấu trên biểu đồ theo lý thuyết Mie.

– Thông qua dữ liệu ghi được sẽ đưa ra các thông số về hồng cầu như sau:

  • RBC: là tổng số tín hiệu đếm được trong ngưỡng quy định
  • HC (nồng độ hemoglobin, đơn vị g/dL) = CH/CV
  • HCT (thể tích khối hồng cầu) = tổng các CV
  • MCV (thể tích trung bình hồng cầu): trung bình cộng của các CV
  • MCH (hàm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu): tổng các CH
  • CHCM hay MCHC (nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu): trung bình cộng của các CH
  • HDW (Hemoglobin distribution width): độ phân bố nồng độ hemoglobin
  • CHDW (Content hemoglobin distribution width): độ phân bố hàm lượng hemoglobin

– Biểu đồ chính trình bày sự phân bố và tương quan giữa CV và CH; còn có các biểu đồ trình bày sự phân bố của CV, CH, HC. Biểu đồ chính sẽ xếp loại tế bào theo tiêu chuẩn:

  • Hồng cầu nhỏ (micro): CV < 60 fL
  • Hồng cầu to (macro): CV > 120 fL
  • Hồng cầu nhược sắc (hypo): CH < 28 g/dL
  • Hồng cầu ưu sắc (hyper): CH > 41 g/dL

– Có thể xem được các thông số phụ là % số tế bào được xếp loại là micro, macro, hypo và hyper.
Dựa trên các thông số % phụ này mà các cảnh báo về hình thái tế bào (morphology flag) sẽ được đưa ra khi thỏa các điều kiện quy định trước cho các loại cảnh báo này: ANISO (hồng cầu to nhỏ không đều), macro, micro; HCVAR (nồng độ hemoglobin hồng cầu không đều), hypo, hyper.

– Ngoài ra còn các cảnh báo hình thái khác liên quan đến hình dạng bất thường của hồng cầu hoặc các loại nhiễu có thể có: RBC fragments (mảnh vỡ hồng cầu), RBC Ghosts (bóng ma hồng cầu), NRBC (hồng cầu nhân). Các ngưỡng quy định cho cảnh báo hình thái đều có thể thay đổi được do người sử dụng.

Máy xét nghiệm huyết học swelab Lumi
Máy xét nghiệm huyết học swelab Lumi

PHÂN TÍCH TIỂU CẦU
– Tiểu cầu đi ngang qua điểm đo, được chiếu nguồn Laser 670 nm. Tiểu cầu được khảo sát 2 chiều ở ngưỡng thấp, phân tích tán xạ ở 2 góc:

  • Góc hẹp 2-3 độ: phản ánh kích thước tiểu cầu
  • Góc rộng 5-15 độ: phản ánh mật độ tế bào (Cell density)

Tín hiệu thu được trên mỗi góc là cặp dữ liệu liên quan đến mỗi tiểu cầu đi ngang qua điểm đo, theo nguyên tắc khảo sát từng tế bào cell by cell, và được đánh dấu trên biểu đồ theo lý thuyết Mie như khảo sát hồng cầu.

– Đặc điểm của phân tích tiểu cầu là phân tích cả các tiểu cầu to (Large Platelets), nhưng nếu phân tích và đếm số lượng tiểu cầu to sẽ có nguy cơ nhầm lẫn với các tế bào bất thường khác như: mảnh hồng cầu (RBC Fragments), bóng ma hồng cầu (RBC ghost),..; cũng như kích thước các tiểu cầu to thường chống lấn, lẫn với hồng cầu, đặc biệt là hồng cầu nhỏ. Do đó cần thêm yếu tố mật độ tế bào (cell density).

 Phân tích Hemoglobin (HGB)
– Phương pháp Laser có thể đo trực tiếp HGB trong hồng cầu mà không cần ly giải hồng cầu bằng Cyanmethemoglobin. Các thông số MCV, MCH được tính toán từ Hemoglobin đo được, được kiểm tra chéo với thông số CH và CHCM đo trực tiếp trên tế bào không ly giải. Khi 2 thông số đo có sự chênh lệch vượt quá giới hạn nhất định sẽ có những cảnh bảo của máy và nguyên nhân có thể là:

  • Mẫu có nhiều mỡ (Lipidemic), Bilirubin hay Chylomicron
  • Mẫu thử có số lượng bạch cầu cao > 60 G/L
  • Tiểu cầu kết cụm, mẫu thử ở trẻ sơ sinh
  • Sai số kỹ thuật xảy ra ở kênh Hemoglobin hoặc RBC

Phân tích Hồng cầu lưới (RET-Reticulocyte)
– Phương thức xử lý và phân tích tương tự như khảo sát hồng cầu, nhưng hồng cầu lưới được nhuộm với Oxazine 750 để nhuộm màu acid nucleic và khảo sát độ hấp thu chất màu này trên nguồn sáng Laser 670 nm, đối chiếu trực tiếp với kích thước và hàm lượng Hemoglobin của hồng cầu lưới. Kết quả khảo sát được, cho phép đưa ra được các thông số về hồng cầu lưới như sau:

  • Retic (Reticulocyte – hồng cầu lưới) : số lượng tuyệt đối và phần trăm % so với tổng số hồng cầu
  • CHr (hàm lượng hemoglobin hồng cầu lưới)
  • MCVr (thể tích trung bình hồng cầu lưới)
  • CHCMr (nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu lưới)

Nguyên tắc phân tích Bạch Cầu – Kênh Basophil-Lobularity
– Dựa trên nguyên tắc: Bạch cầu đoạn ưa base (Basophilic segmented) có tính đề kháng với sự ly giải hỗn hợp acid phtaleic và chất surfactant (chất hoạt hóa bề mặt). Máu toàn phần được trộn với thuốc thử (Phtaleic acid & Surfactant) làm tế bào hồng cầu và bào tương của các loại tế bào khác bị ly giải, ngoại trừ bạch cầu đoạn ưa base, chỉ còn lại tế bào bạch cầu base và nhân các tế bào bạch cầu khác.

– Hỗn hợp mẫu thử được phân tích trên cùng hệ thống quang học như phân tích hồng cầu: nguồn sáng là Laser diod 670nm, phân tích tán xạ:

  • Góc hẹp 2-3 độ: phản ảnh kích thước bạch cầu
  • Góc rộng 5-15 độ: phản ảnh độ phức tạp của nhân bạch cầu (số múi nhân).

Nguyên tắc phân tích Bạch Cầu

– Peroxidase có trong nhiều loại bạch cầu khác nhau. Dựa vào đó, tiến hành nhuộm Peroxidase bằng hỗn hợp Hydrogen peroxide và chất màu thích hợp. Sau khi nhuộm, Peroxidase tạo ra một chất màu đậm bên trong bạch cầu. Phương pháp này cho phép phân lập rõ Monocyte khỏi nhóm Neutrophil cũng như nhóm các tế bào to không bắt màu LUC (Large Unstained Cell). Do đó kênh Peroxidase cho phép đếm chính xác 3 nhóm bạch cầu bắt màu (Neutrophil, Eosinophil và Monocyte) và 2 nhóm không bắt màu (Lymphocyte và LUC):

  • Neutrophil và Eosinophil được nhận biết do có hoạt tính peroxidase rất cao, nhưng có thể phân biệt hai loại tế bào này nhờ sự khác biệt về kích thước.
  • Monocyte chứa một hàm lượng thấp peroxidase, nên có thể phân biệt thành một quần thể riêng biệt, tách khỏi nhóm LUC, nhưng có thể lẫn với một số tế bào Neutrophil chứa quá ít peroxidase trong bào tương.

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM MÁU

Thanh Hằng Lê No Comments

Sau khi đã có kết quả xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các chỉ số để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ đơn giản đề cập sức khỏe của bạn là hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh mà không giải thích cặn kẽ các chỉ số. Điều này khiến bạn không thể đoán biết được các nguy cơ tiềm ẩn để chủ động phòng tránh. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các tự đọc các chỉ số cơ bản trong phiếu kết quả xét nghiệm máu.

Một người được coi là có sức khỏe bình thường nếu các chỉ số trên nằm trong giới hạn sau:

  • CHOLESTEROL: nồng độ nằm trong khoảng 3.4 – 5.4 mmol/l được coi là bình thường.
  • TRYGLYCERID: nồng độ nằm trong khoảng 0.4 – 2.3 mmol/l được coi là bình thường.
  • HDL-Choles: nồng độ nằm trong khoảng 0.9 – 2.1 mmol/l được coi là bình thường.
  • LDL-Choles: nồng độ nằm trong khoảng 0 – 2.9 mmol/l được coi là bình thường.
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Nếu các chỉ số trên vượt mức giới hạn thì nguy cơ bạn mắc các bệnh về tim mạch hoặc huyết áp là khá cao. Tuy nhiên ở mỗi chỉ số lại biểu thị các bệnh lý khác nhau: Nếu chỉ số HDL – Choles (chỉ số biểu thị lượng mỡ tốt) vượt mức giới hạn thì sẽ gây xơ tắc mạch máu, còn lượng CHLESTEROL & LDL – Choles vượt mức sẽ khiến cho tình trạng huyết áp của bạn thường xuyên tăng vọt (huyết áp cao) nếu tình trạng này kéo dài mà không có một chế độ điều trị cũng như rèn luyện sức khỏe hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ tai biến, đột quỵ. Đây được coi như những căn bệnh khiến bạn tử vong “bất đắc kỳ tử” (đột ngột).

Để hạn chế các chỉ số trên tăng quá mức, giảm thiểu nguy cơ về các bệnh tim mạch/huyết áp thì bạn nên bạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc chất béo xấu, có lượng cholesterol cao như: phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, trứng gia cầm, các loại da động vật, tăng cường các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, việc tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao là ưu tiên hàng đầu. Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn nói không với các căn bệnh nguy hiểm trên.

Chỉ số lượng đường trong máu: GLU (GLUCOSE)

Đối với một người bình thường, khỏe mạnh thì lượng đường trong máu sẽ có giới hạn trong khoảng 4,1 – 6,1 mnol/l. Nếu trong phiếu xét nghiệm, chỉ số này tăng đột biến, vượt quá giới hạn thì bạn đang có nguy cơ cao là mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số biểu thị tình trạng chức năng gan (men gan): SGOT & SGPT

Chức năng thải độc của gan sẽ trở nên suy giảm nếu chỉ số SGOT vượt quá giới hạn 9.0 – 48.0 và 5.0 – 49.0 đối với chỉ số SGPT. Khi có kết quả không mong muốn, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, nên thường xuyên ăn các thực phẩm tốt cho gan, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế/tránh ăn các thực phẩm mà gan khó hấp thu, ảnh hưởng đến khả năng lọc chất của gan như: chất béo từ mỡ động vật, các loại protein không lành mạnh, không nhiều rượu bia và các loại nước ngọt có gas.

Đồng thời việc rèn luyện sức, khỏe chơi thể dục thể thao sẽ rất tốt cho quá trình trao đổi chất của gan, giúp cho lá gan của bạn luôn khỏe mạnh.

Các chỉ số biểu thị sự gia tăng lượng mỡ trong máu: CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES

Chỉ số cholesterol trong máu cao khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp.

Chỉ số biểu thị nguy cơ mắc viêm gan siêu vi B: GGT

Chỉ số GGT hay đầy đủ là Gama globutamin, là chất miễn dịch cho tế bào gan. Giới hạn bình thường của GGT trong máu sẽ là 0 – 53, nếu vượt quá giới hạn này thì chứng tỏ chức năng gan đang bị suy giảm, khả năng thải độc và loại bỏ tạp chất của gan không còn tốt. Điều này là vô cùng nguy hiểm, nếu chỉ số GGT cứ tiếp tục tăng thì nguy cơ suy gan rất cao. Với người nhiễm siêu vi B trong máu thì đây quả thực là một tin không vui chút nào. Nếu các chỉ số GGT, SGOT, SGPT của nhóm đối tượng này cùng tăng lên thì khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm viêm gan siêu vi B là rất lớn.

Chỉ số URE trong máu

Đây là chỉ số biểu thị sản phẩm thoái hóa của protein được thận thải ra. Đối với một người bình thường, khỏe mạnh thì giới hạn URE sẽ nằm trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Chỉ số Nitơ của URE trong máu: BUN

Giới hạn BUN của một người bình thường nằm trong khoảng 4.6 – 23.3 mg/dl. Chỉ số này tăng hoặc giảm cũng đều gây ra các vấn đề hay bệnh lý về thận. Nếu:

  • Tăng trong, mắc các bệnh như: suy thận, suy tim, dư đạm,…
  • Giảm trong, mắc các bệnh như: thiếu đạm, bệnh gan ở tình trạng nặng,…

Chỉ số CRE (Creatinin)

Đây là chỉ số biểu thị lượng sản phẩm đào thải do tình trạng thoái hóa creatin phosphat ở cơ. Sự hình thành này phụ thuộc vào khối lượng cơ trên cơ thể, được lọc qua cầu thận và thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Với chỉ số này bạn có thể xác định chức năng cầu thận, bởi vì đây là lượng đạm ổn định hình thành không phải từ chế độ ăn.

Giới hạn CRE ở một người bình thường là: 62 – 120 umol/l (đối với nam) và 53 – 100 umol/l (đối với nữ). Nếu tăng trong thì nguy cơ mắc các bệnh về thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn là khá cao; còn nếu giảm trong thì báo hiệu tin mừng (có thai) hoặc sản giật.

Chỉ số nồng độ URIC (Acid Uric = urat) trong máu

Đây sản sản phẩm chuyển hóa của ADN và ARN ở người, được thải chủ yếu qua đường nước tiểu. Giới hạn bình thường: 180 – 420 umol/l (đối với nam) và 150 – 360 umol/l (đối với nữ). Nếu tăng trong, các bệnh có nguy cơ mắc: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke, suy thận, xơ vữa động mạch, bệnh Gout,…Ngược lại nếu giảm trong, có nguy cơ mắc: bệnh Wilson, tổn thương tế bào gan,…

Chỉ số biểu thị kết quả miễn dịch của cơ thể

Chỉ số Anti-HBs: Cho biết khả năng bạn có bị nhiễm virus siêu vi B trong gan hay không (Nếu nổng độ Anti-HBs < 12 mUL/m thì âm tính với loại virus này).

Các chỉ số trên là các chỉ số biểu thị kết quả sinh hóa máu, ngoài ra còn có các chỉ số biểu thị thành phần công thức của máu. Tuy nhiên, các chỉ số này thường khá khó hiểu và cần sự giải thích của các bác sĩ chuyên môn mới có thể nhận biết được là có sự bất thường hay không. Sau khi nhận kết quả xét nghiệm máu, để yên tâm bạn nên hỏi kỹ bác sĩ về sự bất thường của các chỉ số trong tờ phiếu kết quả.

Hi vọng với những kiến thức trên, bạn có thể tự đoán biết được tình trạng sức khỏe của chính mình. Khi nhận thấy các chỉ số có nguy cơ tăng vọt hoặc giảm so với mức giới hạn, bạn nên liên hệ tư vấn tại các cơ sở y tế chuyên môn, đồng thời điều chỉnh chế độ sống khoa học cũng nên là yêu tiên hàng đầu. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

KINH NGHIỆM MUA MÁY XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC CHO KHOA PHÒNG XÉT NGHIỆM

Thanh Hằng Lê No Comments

Máy xét nghiệm huyết học là một thiết bị cơ bản của phòng xét nghiệm có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh và hiệu quả kinh tế cao trong khi chi phí đầu tư lại không lớn.

Máy xét nghiệm huyết học được sử dụng để làm gì?

Máu là một tổ chức của cơ thể, trong máu bao hồm các thành phần hoá học (các chất vô cơ, hữu cơ), các tế bào máu. Máy xét nghiệm huyết học giúp đo các thông số như:

  • Số lượng bạch cầu
  • Số lượng tiểu cầu
  • Giá trị nồng độ của Hemoglobin

Với các ứng dụng đối với việc xét nghiệm huyết học, giá thành hợp lý, giá trị chẩn đoán cao, máy xét nghiệm huyết học là một trong những thiết bị được lựa chọn cho các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều hãng sản xuất với nhiều mẫu mã khác nhau nên việc lựa chọn máy huyết học cũng không hề đơn giản. Thị trường máy xét huyết học được phân loại từ thấp đến cao, căn cứ theo xuất xứ và hãng sản xuất.

Kinh nghiệm mua máy xét nghiệm huyết học cho khoa phòng xét nghiệm
Kinh nghiệm mua máy xét nghiệm huyết học cho khoa phòng xét nghiệm

Một số kinh nghiệm khi mua máy xét nghiệm huyết học

Đặc tính kỹ thuật:

– Tốc độ Test /h: loại 1 buồng đếm thường có tốc độ 30 test/h, 2 buồng đếm là 60 test/h.

Dựa vào số lượng bệnh nhân làm xét nghiệm trong ngày hoặc chạy huyết học khám sức khỏe mà các bệnh viện, phòng khám lựa chọn cho phù hợp. Khác với xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm huyết học một lần chạy 1 test/1 bệnh nhân (sinh hóa mỗi lần chạy là 1 chỉ số)

– Công nghệ đo bằng trở kháng hay Laser?

Với các cơ sở y tế nhỏ và vừa thì đa số sử dụng loại công nghệ đo trở kháng. Ưu điểm là giá thành rẻ, đáp ứng được yêu cầu cơ bản, rất phù hợp chạy khám sức khỏe định các đơn vị công ty có số lượng khám lớn

Công nghệ Laser có giá thành gấp 2-3 lần, có độ chính xác cao và phù hợp các cở sở y tế lớn hoặc chuyên sâu về huyết học truyền máu.

– Có bao nhiêu thông số xét ngiệm?

Các máy huyết học hiện nay có các thông số từ xét nghiệm: 18, 19, 20… đến 33 thông số.

Với các phòng khám, cở sở y tế thông thường thì chỉ cần các máy có 18 đến 33 thông số. Các máy cao cấp có các chỉ số chuyên sâu 5 thành phần bạch cầu (các máy Laser) như: hồng cầu non, hồng cầu lưới… các chỉ số này chuyên sâu trong huyết học và truyền máu, phù hợp với các cơ sở y tế lớn và chuyên sâu.

– Tốc độ chạy mẫu: Các máy có tốc độ từ 60- 90 test mỗi giờ.

– Số thành phần bạch cầu và biểu đồ

Thông thường các máy trở kháng, có 3 thành phần bạch cầu và 3 biểu đồ. Các máy Laser cao cấp thường có 5 thành phần bạch cầu và 5 biểu đồ.

– Hóa chất mở hay đóng?

Hầu hết các máy tầm trung bình và thấp đều sử dụng hóa chất mở bởi thành phần hoạt chất chính của các hãng bắt buộc như nhau (bởi tất cả đều cùng nguyên lý ). Tuy nhiên một số hãng có thêm các thành phần khác để phù hợp với máy của mình nên máy chỉ chạy chính xác bằng hóa chất chính hãng.

Thực tế máy chạy bằng hóa chất chính hãng sẽ cho ra kết quả chính xác và độ bền máy cao hơn.

Thương hiệu và giá thành:

– Các thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc, phù hợp với cơ sở y tế nhỏ: Mindray,Z3 – ZYBIO,Rayto, Urit, Dirui…

– Các thương hiệu hàng đầu thế giới, phù hợp với cở sở y tế lớn: Sysmex, Nihon Kohden, Swelab…

Dịch vụ bảo hành và chăm sóc khách hàng:

– Bảo hành 1 năm, 2 năm hay nhiều hơn cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành máy huyết học. Các hãng thiết bị có chuyên viên kỹ thuật trình độ cao, nhiệt tình sẽ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Việt Phan là đơn vị cung cấp máy xét nghiệm huyết học Swelab độc quyền đến từ hãng sản xuất Bouble Medical – Thụy Điển. Chúng tôi đã cung cấp máy cho rất nhiều bệnh viện và phòng khám lớn trên cả nước. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp, thiết bị trong ngành y tế, chúng tôi tự tin đưa đến sản phẩm cũng như chế độ bảo hành bảo trì tốt nhất đến cho khách hàng.

CÓ NÊN MUA MÁY XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC CỦA TRUNG QUỐC?

Thanh Hằng Lê No Comments

Xét nghiệm huyết học là một xét nghiệm quan trọng, giá thành hợp lý, giá trị chẩn đoán cao, do đó máy xét nghiệm huyết học là một thiết bị được các cơ sở y tế lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, không phải bác sĩ nào cũng có thể lựa chọn cho phòng khám một máy xét nghiệm huyết học phù hợp. Hôm nay, Thiết bị y tế Việt Phan xin được chia sẻ một câu hỏi lớn của hầu hết các bác sĩ đó là: Có nên mua máy xét nghiệm huyết học của Trung Quốc không?

Đối với máy huyết học, kỹ thuật viên không phải cài đặt các thông số của hoá chất cho từng loại hoá chất như trong xét nghiệm sinh hoá. Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất đều có những bí quyết riêng về các thành phần bên trong hoá chất, được sử dụng kết hợp với công nghệ để cho ra kết quả chính xác.

Do vậy, các nhà sản xuất máy huyết học đều không khuyến khích việc sử dụng hoá chất mở (hoá chất copy do nhà sản xuất khác sản xuất). Đặc biệt đối với các dòng máy cao cấp, thì sẽ không có hoá chất copy.

Các dòng máy xét nghiệm huyết học cao cấp có thể kể đến như: Sysmex – Nhật, Nihon Kohden – Nhật, Swelab – Thụy Điển.

Máy xét nghiệm Swelab Alfa
Máy xét nghiệm Swelab Alfa Bouble – Thụy Điển

Tuy nhiên, thực tế vẫn có những nhà sản xuất chuyên sản xuất hoá chất sử dụng cho các dòng máy huyết học đã có trên thị trường. Các loại hoá chất này thường có các đặc điểm như sau:

  • Không giống hoàn toàn so với hoá chất của nhà sản xuất gốc, do đó kết quả thường có sự sai lệch không nhiều thì ít.
  • Do việc copy công thức vì vậy đối với những model mới đưa ra thị trường thì thường không có hoá chất copy này.
  • Giá thành rẻ, nhưng xét về tổng thể chi phí bảo trì bảo dưỡng, thay thế linh phụ kiện thường sẽ đắt hơn.

Thông thường những máy xét nghiệm xuất xứ Trung Quốc hầu hết sử dụng hóa chất mở.

Với các cơ sở y tế nhà nước, thì việc lựa chọn thiết bị xét nghiệm không khó, bởi họ luôn có lượng bệnh nhân xét nghiệm đều đặn. Vì thế các thiết bị thường được lựa chọn đến từ các hãng sản xuất như: Sysmex – Nhật, Nihon Kohden – Nhật, Swelab – Thụy Điển, là những dòng máy có ưu điểm ổn định, độ chính xác cao.

Với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thì việc lựa chọn thiết bị cần tính toán kỹ hơn sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Về cơ bản, có 2 phần quyết định giá thành của một máy xét nghiệm huyết học đó là công suất của máy và độ ổn định, chính xác. Bạn nên cân nhắc việc này bằng cách tham khảo các bệnh viện, phòng khám đã sử dụng, hoặc xin thông tin của nhà phân phối.

Máy xét nghiệm huyết học cần phải được bảo dưỡng, bảo trì để có thể duy trì độ ổn định, độ bền của máy. Vì vậy, cần lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật 24/7 nhằm phục vụ bệnh nhân kịp thời.

Việt Phan là đơn vị cung cấp máy xét nghiệm huyết học Swelab độc quyền đến từ hãng sản xuất Bouble Medical – Thụy Điển. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp, thiết bị trong ngành y tế, chúng tôi tự tin đưa đến sản phẩm cũng như chế độ bảo hành bảo trì tốt nhất đến cho khách hàng.

KHI NÀO BẠN CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC?

Thanh Hằng Lê No Comments

Xét nghiệm máu là phương pháp giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể từ đó chẩn đoán, theo dõi bệnh và đề ra phương án chữa trị thích hợp.

Xét nghiệm huyết học được phân thành hai loại chính bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu.

Xét nghiệm máu tầm soát bệnh tật
Xét nghiệm máu tầm soát bệnh tật

Xét nghiệm công thức máu toàn phần

Đây là cách xét nghiệm hay gặp nhất khi thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm xác định các chỉ số từ đó chẩn đoán sức khỏe cũng như các bệnh lý phát sinh, tình trạng bệnh lý đã có.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Dùng để đo lường thành phần các hóa chất trong máu để xác định nồng độ đường trong máu, xác định hàm lượng cholesterol, triglyceride, men gan, men AST, men ALT,…từ đó chẩn đoán tình trạng bệnh theo dõi và điều trị bệnh bằng những phương pháp thích hợp.

Thông qua xét nghiệm có thể phát hiện được một số bệnh như sau:

Bệnh về máu

Kết quả  xét nghiệm huyết học giúp phát hiện các bệnh về máu

Thông qua các chỉ số xét nghiệm có thể phát hiện được các dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, máu nhiễm mỡ, ký sinh trùng, chứng máu khó đông, ung thư máu hoặc chứng rối loạn hệ miễn dịch.

Bệnh về gan, thận

Thông qua xét nghiệm sinh hóa máu đo nồng độ Ure và Creatinin có thể biết được tình trạng sức khỏe của gan và thận. Nếu các chỉ số bất thường sẽ báo hiệu tình trạng rối loạn chức năng hoạt động, cơ thể đang mắc phải bệnh liên quan đến thận và gan và cần tiếp tục tiến hành các biện pháp chẩn trị chuyên sâu hơn để kịp thời điều trị.

Bệnh đường huyết

Thông qua kết quả xét nghiệm huyết học, lượng glucose trong máu có thể biết được bạn có bị mắc chứng đái tháo đường hay không. Để có kết quả chính xác, bạn cần nhịn ăn trước khi lấy máu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh liên quan mỡ máu

Ngoài khả năng phát hiện bệnh đường huyết, bệnh gan thận, lợi ích khác của xét nghiệm huyết học là gì? Xét nghiệm huyết học thông qua những chỉ số về cholesterol có thể xác định khả năng mắc phải bệnh tim mạch. Cụ thể, khi nồng độ cholesterol xấu quá cao dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch, xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, xét nghiệm huyết học còn giúp chẩn đoán cơn đau tim, phát hiện các căn bệnh nguy hiểm như bệnh Gout, HIV, nhiễm trùng não,…

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng. Từ xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm được rất nhiều bệnh đang mắc. Do đó bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kì, làm xét nghiệm máu để tầm soát bệnh cho bản thân.

PHÂN BIỆT MÁY XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC 3 THÀNH PHẦN BẠCH CẦU VÀ 5 THÀNH PHẦN BẠCH CẦU

Thanh Hằng Lê No Comments

Đối với ngành y khoa, một trong những kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong công tác chẩn đoán bệnh phải kể đến là xét nghiệm huyết học. Xét nghiệm này được xem như cơ sở cốt lõi cho các đánh giá tổng quan của bác sĩ về tình hình sức khỏe người bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể sớm phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh và kịp thời đưa ra phương án điều trị bệnh hiệu quả.

Trước đây chúng ta đã nghe nhiều về máy xét nghiệm huyết học với số lượng thông số và các thương hiệu khác nhau: 18, 19, 22, 25, 29, 32, 45, 54 thông số,… đôi khi chúng ta nghe nói đến máy huyết học laser.

Thực tế có thể chia máy huyết học ra làm 3 nhóm:

  • 3 thành phần bạch cầu
  • 5 thành phần bạch cầu
  • 5 thành phần bạch cầu + hồng cầu lưới (RET) + hồng cầu có nhân (NRBC).
Máy xét nghiệm huyết học 5 thành phần bạch cầu Quintus
Máy xét nghiệm huyết học 5 thành phần bạch cầu Quintus

Với máy xét nghiệm huyết học 3 thành phần bạch cầu, theo nguyên lý trở kháng máy phân tích tế bào dựa vào kích cỡ, phân tích kích cỡ bạch cầu thành 3 nhóm: Lymphocyte (Lympho), nhóm kích thước trung bình (MID), và Neutrophil (bạch cầu trung tính). Với nhóm kích cỡ trung bình gồm 3 loại bạch cầu nhưng máy chỉ biết tổng số lượng 3 loại, không phân biệt ra được từng loại là: Monocyte (đơn nhân), Eosinophil (ưa acid), Basophil (ưa kiềm). Vì lý do này, các máy 3 thành phần bạch cầu (thường 18 – 21 thông số), cho ra kết quả có ít giá trị cho việc chẩn đoán hơn so với máy xét nghiệm huyết học 5 thành phần bạch cầu.

Khác với máy xét nghiệm huyết học 3 thành phần bạch cầu, máy xét nghiệm huyết học 5 thành phần bạch cầu sử dụng phương pháp quang học, dùng tia laser chiếu qua dòng tế bào đã được xử lý để đo kích thước, mức độ phức tạp của các hạt trong tế bào, kích thước các hạt trong tế bào máu để xác định loại tế bào.

Vì vậy, nếu bệnh viện/ phòng khám có điều kiện, nên trang bị máy xét nghiệm huyết học phân tích được 5 loại tế bào bạch cầu để có kết quả tốt hơn cho các bác sĩ lâm sàng. Đồng thời, khi mua các thiết bị xét nghiệm huyết học đáp ứng về mặt kỹ thuật, các yêu cầu về chất lượng xét nghiệm do Bộ Y Tế quy định cần sự hỗ trợ của các hãng thiết bị, các tổ chức chất lượng. Nên chọn các công ty thiết bị y tế độc quyền sản phẩm, có liên kết với các chuyên gia hỗ trợ về chất lượng.

BẬT MÍ Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC

Thanh Hằng Lê No Comments

Xét nghiệm huyết học (hay còn gọi: Công thức máu toàn bộ) là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát…

Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì ?

Sau đây Thiết bị Y tế Việt Phan sẽ cung cấp cho các bạn ý nghĩa các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu:

WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3
  • Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
  • Giảm trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol…
chỉ số thành phần bạch cầu trong máu
Ý nghĩa chỉ số thành phần bạch cầu trong máu

LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)

  • Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B.
  • Thường từ 20 đến 25%

NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính

  • Thường trong khoảng từ 60 đến 66%.
  • Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.

MON (monocyte) – bạch cầu mono

  • Thường từ 4-8%.
  • Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.

EOS (eosinophils) – bạch cầu ái toan

  • Giá trị thông thường từ 0,1 – 7%.
  • Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu. Bạch cầu này tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng… giảm do sử dụng corticosteroid

BASO (basophils) – bạch cầu ái kiềm

  • Thường từ 0,1-2,5% và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.

RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị thông thường khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3
  • Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước
  • Giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy…
Ý nghĩa chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu
Ý nghĩa chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu

HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

  • Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
  • Giá trị thông thường ở nam là 13 đến 18 g/dl; ở nữ là 12 đến 16 g/dl

HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

  • Giá trị thông thường là 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
  • Tăng trong bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu
  • Giảm trong mất máu, thiếu máu, xuất huyết

MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu

  • Tính bằng công thức: HCT chia số lượng hồng cầu và thường trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl).
  • Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu.
  • Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

  • Giá trị này được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu, thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).
  • Tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh.
  • Giảm trong thiếu máu thiếu sắt.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu

  • Tính bằng cách lấy HBG chia HCT và thường trong khoảng từ 32 đến 36%.
  • MCHC tăng giảm trong các trường hợp tương tự MCH

RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu

  • Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.
  • Giá trị bình thường từ 11 đến 15%.

PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Giá trị thường trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3

PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu

  • Thường nằm trong khoảng 6 đến 18 %.
  • Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, giảm trong nghiện rượu.

MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Thường trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
  • Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…giảm trong thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…

Lượng tiểu cầu tăng gây nên bệnh bạch cầu cấp tính

Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ về các chỉ số trong xét nghiệm máu. Trong trường hợp cần thông tin chi tiết hơn, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Nguyên lý hoạt động máy thở tự động

Việt Phan No Comments

Máy thở tự động (automatic ventilator) còn được gọi là máy thở chạy bằng khí/oxy (air/oxygen powered ventilator hoặc pneumatic ventilator). Điểm đặc biệt của máy thở này so với máy thở thông thường là hoạt động không cần nguồn điện (bao gồm nguồn điện ngoài và pin), đặc biệt phù hợp với xe cứu thương (xe cấp cứu) nên hay còn gọi là máy thở xe cứu thương / máy thở xe cấp cứu tự động 


Máy chỉ cần nguồn khí nén truyền năng lượng cho máy hoạt động, nguồn khí này cũng là nguồn cấp khí thở cho bệnh nhân. Các thông số thở được điều chỉnh không phải bằng các mạch điện tử mà bằng các hệ thống khí nén nhỏ bé nhưng rất phức tạp.

Giá trị của lưu huyết não đồ trong lâm sàng

Thanh Hằng Lê No Comments

Giá trị của lưu huyết não đồ trong lâm sàng

(Rheo Encephalo Grame)

Kết quả hình ảnh cho lưu huyết não 

1. Đại cương

1.1. Khái niệm

Mô cơ thể có tính dẫn điện và cũng như các vật dẫn điện khác nó có trở kháng (điện trở). Đối với mô cơ thể, tại thời điểm ghi thì điện trở của mô thay đổi chỉ phụ thuộc vào dòng máu qua mô vì các yếu tố khác là hằng định. Vì vậy theo dõi điện trở của mô giúp ta đánh giá được lưu lượng tuần hoàn qua mô đó.

Sọ não là một cấu trúc nhiều thành phần, trong đó tuần hoàn của da, cơ, xương sọ dưới mỗi điện cực ghi cũng được phản ánh trên đường biểu diễn ghi được. Như vậy sự thay đổi điện trở ghi được thể hiện cả tuần hoàn của máu qua da đầu, tổ chức dưới da và xương sọ, nhưng lưu lượng tuần hoàn này không đáng kể so với lưu lượng tuần hoàn qua não. Khi máu qua não nhiều thì điện trở của não giảm đi, cường độ dòng điện tăng lên và ngược lại.

Ghi lại đường biểu diễn biến đổi điện trở của mạch máu não khi cho dòng điện xoay chiều tần số cao (30KHz), cường độ yếu (1mA) chạy qua được gọi là lưu huyết não đồ (REG: Rheo Encephalo Grame).

Dựa vào đường ghi lưu huyết não để đánh giá huyết động của não và những biến đổi chức năng của tuần hoàn não.

1.2. Mục đích

Ghi lưu huyết não đồ giúp đánh giá huyết động của não và thay đổi trạng thái chức năng của mạch máu não.

Huyết động: lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não, tốc độ và cường độ dòng máu lên não.

Trạng thái chức năng mạch máu não: tình trạng trương lực mạch.

1.3. Ưu và nhược điểm

– Ưu điểm:

Là phương pháp thăm dò tuần hoàn não không xâm nhập, an toàn không gây nguy hại cho bệnh nhân.

Có thể ghi nhiều lần, trong thời gian dài để theo dõi tác dụng điều trị hoặc phục vụ nghiên cứu.

Có thể tiến hành trong các trạng thái bệnh lý nặng như: bệnh nhân hôn mê, sốt cao, tăng áp lực sọ và ngay cả khi đang phẫu thuật.

Khi ghi lưu huyết não có thể làm nhiều nghiệm pháp sinh lý như thay đổi tư thế nằm – đứng, đứng – nằm, quay đầu, ngửa cổ, đè ép động mạch cảnh, theo dõi tác dụng của các loại thuốc trên đồ thị đường ghi lưu huyết não.

– Nhược điểm:

Không phải lúc nào các thông số lưu huyết (như biên độ của đường cong) cũng phản ánh đầy đủ về lưu lượng tuần hoàn não, vì nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố như nhịp tim, huyết áp, áp lực nội sọ, độ nhớt của máu, sử dụng các thuốc vận mạch …

Trong quá trình đo người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như tiếng ồn, lưu lượng người vào ra, nhiệt độ môi trường …

Sai số do kỹ thuật đo: Kết quả giữa hai lần đo có thể sai khác lớn nếu vị trị điện cực đặt không giống nhau, băng cố định không đủ chặt, bôi gen dẫn điện không đủ, người bệnh nằm nhiều ít vận động…

1.3. Lịch sử

1921 Schuelter là người đầu tiên chế tạo ra máy đo lưu huyết não, sau đó Meyer Grant và một số tác giả khác đã nghiên cứu sử dụng phương pháp này, nhưng do kỹ thuật chưa hoàn chỉnh nên đã gây tai biến khi ghi. Vì vậy phương pháp này đã bị bỏ trong thời gian dài.

1937 Granller cải tiến và sử dụng lại phương pháp để nghiên cứu thay đổi điện trở não ở những bệnh nhân chấn thương sọ não.

1940 Nyboor và cộng sự đã dùng máy ghi lưu huyết não để nghiên cứu khối lượng máu lưu hành ở tim, tiếp theo nhiều tác giả đã áp dụng để nghiên cứu sự thay đổi tuần hoàn máu ở các cơ quan khác.

1950 Polzer và Shufried đã hoàn chỉnh về kỹ thuật ghi lưu huyết não và nghiên cứu sâu về tuần hoàn não. Từ đó đến nay, phương pháp ghi lưu huyết não đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nó thực sự trở thành phương pháp cận lâm sàng có giá trị để đánh giá trạng thái tuần hoàn não.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN

Việt Phan No Comments

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MONITORING THEO DÕI BỆNH NHÂN

CHUẨN BỊ
1. Máy chính, điện cực, dây đất, dây nguồn
2. Cắm điện nguồn 220V, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF or Power , kiểm tra các chức năng monitor: ECG, SpO2, Huyết áp, Nhiệt độ.
BẢO QUẢN
1. Đối với máy chính:
– Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch nước xà bông vắt khô. Không dùng cồn
– Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo
– Tránh vận hành máy nơi dễ cháy
– Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy
Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần
3. Đối với dây cáp ECG.
– Không được để cáp bị xoắn, rối
– Lau sạch cáp sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn do dịch tết, máu…
4. Đối với dây sensor SpO2, dây đo nhiệt độ:
– Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn
– Không được để dây bị xoắn, rối
5. Đối với hệ thống đo Huyết áp:
– Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc khi bị bẩn. Bao đo huyết áp giặt khi bẩn hoặc có mùi hôi..
– Không được để hệ thống dây bị xoắn hay rối…
QUI TRÌNH MONITORING
1. Cắm điện nguồn 220V, gắn dây đất, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power
2. Monitor:
– Gắn hệ thống đo huyết áp: vào cánh tay người bệnh, mép dưới của bao đo huyết áp cách nếp khuỷu 3 – 5cm.
+ Đường đi của hệ thống đo HA trùng với đường đi của động mạch khuỷu tay.
+ Sao cho bao đo huyết áp ôm chặt lấy cánh tay, không được chặt hoặc lỏng.
+ Bấm đo huyết áp chờ kết quả:
+ Cài đặt thời gian đo ngắt quãng.
+ Nếu nghi ngờ kết quả đo thì phải tiến hành đo lại bằng Huyết áp kế.
– Gắn sensor SpO2: vào ngón tay hoặc ngón chân người bệnh
+ Đặt bàn tay người bệnh úp, kẹp sensor vào đầu chi người bệnh
+ Sao cho dây dẫn của sensor SpO2 nằm ở phía trên của mu bàn tay hoặc bàn chân
+ Chờ kết quả và xem đường biểu diễn của SpO2 hiển thị trên màn hình
– Gắn cáp ECG: Loại gồm 5 dây điện cực
+ Gắn miếng điện cực vào đầu dây điện cực
+ Gắn miếng điện cực lên người bệnh nhân:
RA: Tay phải – giao điểm mỏm cùng vai với đầu ngoài xương đòn phải
RL: Chân phải – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên phải
LA: Tay trái – giao điểm mỏm cùng vai trái với đầu ngoài xương đòn trái
LL: Chân trái – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên trái
V : Mỏm tim – 1/3 dưới bờ trái xương ức
+ Chờ kết quả hiển thị trên màn hình Monitor: đường biểu diễn điện tâm đồ, nhịp tim…
+ Cài đặt ngưỡng báo động.
3. Monitor với bộ 3 dây điện cực chính: . Dán điện cực: RA (trắng – vai phải), LA (đen – vai trái), LL (đỏ – hố chậu trái), nhấn phím LEAD SELECT, màn hình hiện sóng tương ứng các chuyển đạo I, II, III
4. Có thể thu nhỏ hoặc phóng đại biên độ các sóng trên màn hình bằng cách nhấn phím ECG SIZE
5. Cài đặt vùng báo động: nhấn phím ALARM. 3 vùng: 150/40, 120/60, 160/90
6. Ghi lại điện tim: nhấn phím RECORD, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi
7. Nhấn CODE SUMMARY ghi lại quá trình từ khi khởi động máy gần nhất, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi. Chức năng này tự hoạt động mỗi khi tắt máy.
8. Tắt máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power.

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 24 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.