• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

Tin Tức Chuyên Ngành

KHI NÀO BẠN CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC?

Thanh Hằng Lê No Comments

Xét nghiệm máu là phương pháp giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể từ đó chẩn đoán, theo dõi bệnh và đề ra phương án chữa trị thích hợp.

Xét nghiệm huyết học được phân thành hai loại chính bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu.

Xét nghiệm máu tầm soát bệnh tật
Xét nghiệm máu tầm soát bệnh tật

Xét nghiệm công thức máu toàn phần

Đây là cách xét nghiệm hay gặp nhất khi thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm xác định các chỉ số từ đó chẩn đoán sức khỏe cũng như các bệnh lý phát sinh, tình trạng bệnh lý đã có.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Dùng để đo lường thành phần các hóa chất trong máu để xác định nồng độ đường trong máu, xác định hàm lượng cholesterol, triglyceride, men gan, men AST, men ALT,…từ đó chẩn đoán tình trạng bệnh theo dõi và điều trị bệnh bằng những phương pháp thích hợp.

Thông qua xét nghiệm có thể phát hiện được một số bệnh như sau:

Bệnh về máu

Kết quả  xét nghiệm huyết học giúp phát hiện các bệnh về máu

Thông qua các chỉ số xét nghiệm có thể phát hiện được các dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, máu nhiễm mỡ, ký sinh trùng, chứng máu khó đông, ung thư máu hoặc chứng rối loạn hệ miễn dịch.

Bệnh về gan, thận

Thông qua xét nghiệm sinh hóa máu đo nồng độ Ure và Creatinin có thể biết được tình trạng sức khỏe của gan và thận. Nếu các chỉ số bất thường sẽ báo hiệu tình trạng rối loạn chức năng hoạt động, cơ thể đang mắc phải bệnh liên quan đến thận và gan và cần tiếp tục tiến hành các biện pháp chẩn trị chuyên sâu hơn để kịp thời điều trị.

Bệnh đường huyết

Thông qua kết quả xét nghiệm huyết học, lượng glucose trong máu có thể biết được bạn có bị mắc chứng đái tháo đường hay không. Để có kết quả chính xác, bạn cần nhịn ăn trước khi lấy máu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh liên quan mỡ máu

Ngoài khả năng phát hiện bệnh đường huyết, bệnh gan thận, lợi ích khác của xét nghiệm huyết học là gì? Xét nghiệm huyết học thông qua những chỉ số về cholesterol có thể xác định khả năng mắc phải bệnh tim mạch. Cụ thể, khi nồng độ cholesterol xấu quá cao dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch, xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, xét nghiệm huyết học còn giúp chẩn đoán cơn đau tim, phát hiện các căn bệnh nguy hiểm như bệnh Gout, HIV, nhiễm trùng não,…

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng. Từ xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm được rất nhiều bệnh đang mắc. Do đó bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kì, làm xét nghiệm máu để tầm soát bệnh cho bản thân.

PHÂN BIỆT MÁY XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC 3 THÀNH PHẦN BẠCH CẦU VÀ 5 THÀNH PHẦN BẠCH CẦU

Thanh Hằng Lê No Comments

Đối với ngành y khoa, một trong những kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong công tác chẩn đoán bệnh phải kể đến là xét nghiệm huyết học. Xét nghiệm này được xem như cơ sở cốt lõi cho các đánh giá tổng quan của bác sĩ về tình hình sức khỏe người bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể sớm phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh và kịp thời đưa ra phương án điều trị bệnh hiệu quả.

Trước đây chúng ta đã nghe nhiều về máy xét nghiệm huyết học với số lượng thông số và các thương hiệu khác nhau: 18, 19, 22, 25, 29, 32, 45, 54 thông số,… đôi khi chúng ta nghe nói đến máy huyết học laser.

Thực tế có thể chia máy huyết học ra làm 3 nhóm:

  • 3 thành phần bạch cầu
  • 5 thành phần bạch cầu
  • 5 thành phần bạch cầu + hồng cầu lưới (RET) + hồng cầu có nhân (NRBC).
Máy xét nghiệm huyết học 5 thành phần bạch cầu Quintus
Máy xét nghiệm huyết học 5 thành phần bạch cầu Quintus

Với máy xét nghiệm huyết học 3 thành phần bạch cầu, theo nguyên lý trở kháng máy phân tích tế bào dựa vào kích cỡ, phân tích kích cỡ bạch cầu thành 3 nhóm: Lymphocyte (Lympho), nhóm kích thước trung bình (MID), và Neutrophil (bạch cầu trung tính). Với nhóm kích cỡ trung bình gồm 3 loại bạch cầu nhưng máy chỉ biết tổng số lượng 3 loại, không phân biệt ra được từng loại là: Monocyte (đơn nhân), Eosinophil (ưa acid), Basophil (ưa kiềm). Vì lý do này, các máy 3 thành phần bạch cầu (thường 18 – 21 thông số), cho ra kết quả có ít giá trị cho việc chẩn đoán hơn so với máy xét nghiệm huyết học 5 thành phần bạch cầu.

Khác với máy xét nghiệm huyết học 3 thành phần bạch cầu, máy xét nghiệm huyết học 5 thành phần bạch cầu sử dụng phương pháp quang học, dùng tia laser chiếu qua dòng tế bào đã được xử lý để đo kích thước, mức độ phức tạp của các hạt trong tế bào, kích thước các hạt trong tế bào máu để xác định loại tế bào.

Vì vậy, nếu bệnh viện/ phòng khám có điều kiện, nên trang bị máy xét nghiệm huyết học phân tích được 5 loại tế bào bạch cầu để có kết quả tốt hơn cho các bác sĩ lâm sàng. Đồng thời, khi mua các thiết bị xét nghiệm huyết học đáp ứng về mặt kỹ thuật, các yêu cầu về chất lượng xét nghiệm do Bộ Y Tế quy định cần sự hỗ trợ của các hãng thiết bị, các tổ chức chất lượng. Nên chọn các công ty thiết bị y tế độc quyền sản phẩm, có liên kết với các chuyên gia hỗ trợ về chất lượng.

BẬT MÍ Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC

Thanh Hằng Lê No Comments

Xét nghiệm huyết học (hay còn gọi: Công thức máu toàn bộ) là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát…

Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì ?

Sau đây Thiết bị Y tế Việt Phan sẽ cung cấp cho các bạn ý nghĩa các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu:

WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3
  • Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
  • Giảm trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol…
chỉ số thành phần bạch cầu trong máu
Ý nghĩa chỉ số thành phần bạch cầu trong máu

LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)

  • Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B.
  • Thường từ 20 đến 25%

NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính

  • Thường trong khoảng từ 60 đến 66%.
  • Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.

MON (monocyte) – bạch cầu mono

  • Thường từ 4-8%.
  • Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.

EOS (eosinophils) – bạch cầu ái toan

  • Giá trị thông thường từ 0,1 – 7%.
  • Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu. Bạch cầu này tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng… giảm do sử dụng corticosteroid

BASO (basophils) – bạch cầu ái kiềm

  • Thường từ 0,1-2,5% và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.

RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị thông thường khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3
  • Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước
  • Giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy…
Ý nghĩa chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu
Ý nghĩa chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu

HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

  • Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
  • Giá trị thông thường ở nam là 13 đến 18 g/dl; ở nữ là 12 đến 16 g/dl

HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

  • Giá trị thông thường là 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
  • Tăng trong bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu
  • Giảm trong mất máu, thiếu máu, xuất huyết

MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu

  • Tính bằng công thức: HCT chia số lượng hồng cầu và thường trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl).
  • Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu.
  • Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

  • Giá trị này được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu, thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).
  • Tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh.
  • Giảm trong thiếu máu thiếu sắt.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu

  • Tính bằng cách lấy HBG chia HCT và thường trong khoảng từ 32 đến 36%.
  • MCHC tăng giảm trong các trường hợp tương tự MCH

RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu

  • Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.
  • Giá trị bình thường từ 11 đến 15%.

PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Giá trị thường trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3

PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu

  • Thường nằm trong khoảng 6 đến 18 %.
  • Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, giảm trong nghiện rượu.

MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Thường trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
  • Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…giảm trong thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…

Lượng tiểu cầu tăng gây nên bệnh bạch cầu cấp tính

Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ về các chỉ số trong xét nghiệm máu. Trong trường hợp cần thông tin chi tiết hơn, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Nguyên lý hoạt động máy thở tự động

vietphan No Comments

Máy thở tự động (automatic ventilator) còn được gọi là máy thở chạy bằng khí/oxy (air/oxygen powered ventilator hoặc pneumatic ventilator). Điểm đặc biệt của máy thở này so với máy thở thông thường là hoạt động không cần nguồn điện (bao gồm nguồn điện ngoài và pin), đặc biệt phù hợp với xe cứu thương (xe cấp cứu) nên hay còn gọi là máy thở xe cứu thương / máy thở xe cấp cứu tự động 


Máy chỉ cần nguồn khí nén truyền năng lượng cho máy hoạt động, nguồn khí này cũng là nguồn cấp khí thở cho bệnh nhân. Các thông số thở được điều chỉnh không phải bằng các mạch điện tử mà bằng các hệ thống khí nén nhỏ bé nhưng rất phức tạp.

Giá trị của lưu huyết não đồ trong lâm sàng

Thanh Hằng Lê No Comments

Giá trị của lưu huyết não đồ trong lâm sàng

(Rheo Encephalo Grame)

Kết quả hình ảnh cho lưu huyết não 

1. Đại cương

1.1. Khái niệm

Mô cơ thể có tính dẫn điện và cũng như các vật dẫn điện khác nó có trở kháng (điện trở). Đối với mô cơ thể, tại thời điểm ghi thì điện trở của mô thay đổi chỉ phụ thuộc vào dòng máu qua mô vì các yếu tố khác là hằng định. Vì vậy theo dõi điện trở của mô giúp ta đánh giá được lưu lượng tuần hoàn qua mô đó.

Sọ não là một cấu trúc nhiều thành phần, trong đó tuần hoàn của da, cơ, xương sọ dưới mỗi điện cực ghi cũng được phản ánh trên đường biểu diễn ghi được. Như vậy sự thay đổi điện trở ghi được thể hiện cả tuần hoàn của máu qua da đầu, tổ chức dưới da và xương sọ, nhưng lưu lượng tuần hoàn này không đáng kể so với lưu lượng tuần hoàn qua não. Khi máu qua não nhiều thì điện trở của não giảm đi, cường độ dòng điện tăng lên và ngược lại.

Ghi lại đường biểu diễn biến đổi điện trở của mạch máu não khi cho dòng điện xoay chiều tần số cao (30KHz), cường độ yếu (1mA) chạy qua được gọi là lưu huyết não đồ (REG: Rheo Encephalo Grame).

Dựa vào đường ghi lưu huyết não để đánh giá huyết động của não và những biến đổi chức năng của tuần hoàn não.

1.2. Mục đích

Ghi lưu huyết não đồ giúp đánh giá huyết động của não và thay đổi trạng thái chức năng của mạch máu não.

Huyết động: lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não, tốc độ và cường độ dòng máu lên não.

Trạng thái chức năng mạch máu não: tình trạng trương lực mạch.

1.3. Ưu và nhược điểm

– Ưu điểm:

Là phương pháp thăm dò tuần hoàn não không xâm nhập, an toàn không gây nguy hại cho bệnh nhân.

Có thể ghi nhiều lần, trong thời gian dài để theo dõi tác dụng điều trị hoặc phục vụ nghiên cứu.

Có thể tiến hành trong các trạng thái bệnh lý nặng như: bệnh nhân hôn mê, sốt cao, tăng áp lực sọ và ngay cả khi đang phẫu thuật.

Khi ghi lưu huyết não có thể làm nhiều nghiệm pháp sinh lý như thay đổi tư thế nằm – đứng, đứng – nằm, quay đầu, ngửa cổ, đè ép động mạch cảnh, theo dõi tác dụng của các loại thuốc trên đồ thị đường ghi lưu huyết não.

– Nhược điểm:

Không phải lúc nào các thông số lưu huyết (như biên độ của đường cong) cũng phản ánh đầy đủ về lưu lượng tuần hoàn não, vì nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố như nhịp tim, huyết áp, áp lực nội sọ, độ nhớt của máu, sử dụng các thuốc vận mạch …

Trong quá trình đo người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như tiếng ồn, lưu lượng người vào ra, nhiệt độ môi trường …

Sai số do kỹ thuật đo: Kết quả giữa hai lần đo có thể sai khác lớn nếu vị trị điện cực đặt không giống nhau, băng cố định không đủ chặt, bôi gen dẫn điện không đủ, người bệnh nằm nhiều ít vận động…

1.3. Lịch sử

1921 Schuelter là người đầu tiên chế tạo ra máy đo lưu huyết não, sau đó Meyer Grant và một số tác giả khác đã nghiên cứu sử dụng phương pháp này, nhưng do kỹ thuật chưa hoàn chỉnh nên đã gây tai biến khi ghi. Vì vậy phương pháp này đã bị bỏ trong thời gian dài.

1937 Granller cải tiến và sử dụng lại phương pháp để nghiên cứu thay đổi điện trở não ở những bệnh nhân chấn thương sọ não.

1940 Nyboor và cộng sự đã dùng máy ghi lưu huyết não để nghiên cứu khối lượng máu lưu hành ở tim, tiếp theo nhiều tác giả đã áp dụng để nghiên cứu sự thay đổi tuần hoàn máu ở các cơ quan khác.

1950 Polzer và Shufried đã hoàn chỉnh về kỹ thuật ghi lưu huyết não và nghiên cứu sâu về tuần hoàn não. Từ đó đến nay, phương pháp ghi lưu huyết não đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nó thực sự trở thành phương pháp cận lâm sàng có giá trị để đánh giá trạng thái tuần hoàn não.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN

vietphan No Comments

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MONITORING THEO DÕI BỆNH NHÂN

CHUẨN BỊ
1. Máy chính, điện cực, dây đất, dây nguồn
2. Cắm điện nguồn 220V, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF or Power , kiểm tra các chức năng monitor: ECG, SpO2, Huyết áp, Nhiệt độ.
BẢO QUẢN
1. Đối với máy chính:
– Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch nước xà bông vắt khô. Không dùng cồn
– Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo
– Tránh vận hành máy nơi dễ cháy
– Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy
Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần
3. Đối với dây cáp ECG.
– Không được để cáp bị xoắn, rối
– Lau sạch cáp sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn do dịch tết, máu…
4. Đối với dây sensor SpO2, dây đo nhiệt độ:
– Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn
– Không được để dây bị xoắn, rối
5. Đối với hệ thống đo Huyết áp:
– Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc khi bị bẩn. Bao đo huyết áp giặt khi bẩn hoặc có mùi hôi..
– Không được để hệ thống dây bị xoắn hay rối…
QUI TRÌNH MONITORING
1. Cắm điện nguồn 220V, gắn dây đất, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power
2. Monitor:
– Gắn hệ thống đo huyết áp: vào cánh tay người bệnh, mép dưới của bao đo huyết áp cách nếp khuỷu 3 – 5cm.
+ Đường đi của hệ thống đo HA trùng với đường đi của động mạch khuỷu tay.
+ Sao cho bao đo huyết áp ôm chặt lấy cánh tay, không được chặt hoặc lỏng.
+ Bấm đo huyết áp chờ kết quả:
+ Cài đặt thời gian đo ngắt quãng.
+ Nếu nghi ngờ kết quả đo thì phải tiến hành đo lại bằng Huyết áp kế.
– Gắn sensor SpO2: vào ngón tay hoặc ngón chân người bệnh
+ Đặt bàn tay người bệnh úp, kẹp sensor vào đầu chi người bệnh
+ Sao cho dây dẫn của sensor SpO2 nằm ở phía trên của mu bàn tay hoặc bàn chân
+ Chờ kết quả và xem đường biểu diễn của SpO2 hiển thị trên màn hình
– Gắn cáp ECG: Loại gồm 5 dây điện cực
+ Gắn miếng điện cực vào đầu dây điện cực
+ Gắn miếng điện cực lên người bệnh nhân:
RA: Tay phải – giao điểm mỏm cùng vai với đầu ngoài xương đòn phải
RL: Chân phải – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên phải
LA: Tay trái – giao điểm mỏm cùng vai trái với đầu ngoài xương đòn trái
LL: Chân trái – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên trái
V : Mỏm tim – 1/3 dưới bờ trái xương ức
+ Chờ kết quả hiển thị trên màn hình Monitor: đường biểu diễn điện tâm đồ, nhịp tim…
+ Cài đặt ngưỡng báo động.
3. Monitor với bộ 3 dây điện cực chính: . Dán điện cực: RA (trắng – vai phải), LA (đen – vai trái), LL (đỏ – hố chậu trái), nhấn phím LEAD SELECT, màn hình hiện sóng tương ứng các chuyển đạo I, II, III
4. Có thể thu nhỏ hoặc phóng đại biên độ các sóng trên màn hình bằng cách nhấn phím ECG SIZE
5. Cài đặt vùng báo động: nhấn phím ALARM. 3 vùng: 150/40, 120/60, 160/90
6. Ghi lại điện tim: nhấn phím RECORD, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi
7. Nhấn CODE SUMMARY ghi lại quá trình từ khi khởi động máy gần nhất, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi. Chức năng này tự hoạt động mỗi khi tắt máy.
8. Tắt máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power.

Hướng dẫn, tư vấn đầu tư, xây dựng Phòng khám – Bệnh viện tư nhân

vietphan No Comments

Hướng dẫn, tư vấn đầu tư, xây dựng Phòng khám – Bệnh viện tư nhân
Bạn đang muốn đầu tư một Phòng khám hay Bệnh viện nhưng lại băn khoăn không biết phải làm những gì, cần bao nhiêu tiền và bắt đầu tư đâu?
Với những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này đặc biệt là những người đã từng xây dựng và điều hành một phòng khám tư nhân thì việc đó không quá khó khăn. Tuy nhiên với hầu hết những ai mới bắt đầu thì lại không hề đơn giản, nhất là với các Y bác sỹ lần đầu xây dựng.
Qua nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tư vấn xây dựng, lắp đặt trang thiết bị Y tế và hỗ trợ các thủ tục hành chính cho nhiều Bệnh viện, phòng khám. Chúng tôi điểm lại các giai đoạn cơ bản mà bất kỳ một Cơ sở y tế nào cũng phải trải qua và chuẩn bị

BƯỚC I: CHUẨN BỊ CON NGƯỜI
Y tế là một nghành đặc thù bởi độ khó, sự rủi ro và áp lực nhiều. Ngoài ra nhân sự hiện nay vẫn còn thiếu, nhất là các chuyên khoa như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm… gây nhiều khó khăn cho việc đáp ứng “ khả năng chuyên môn cần thiết “ cho cơ sở y tế khi hoạt động.
Khi có ý tưởng rồi đến kế hoạch đầu tư xây dựng Phòng khám, người đầu tư tìm đến các bác sỹ tiềm năng thông qua các mối quan hệ. Nếu không hiểu có sự cam kết chắc chắn bằng hình thức ràng buộc nào đó với những Bác sỹ hứa hảo sẽ tham gia khi PK xây dựng xong, thì nguy cơ họ thay đổi cũng rất cao. Có mốt số cách thực tế hay làm để ràng buộc Bác sỹ như: giữ bằng gốc, chứng chỉ chuyên môn, cho góp cổ phần đầu tư…
Những mô hình phòng khám có sự góp vốn của đông người phải thật sự cảnh giác, nhất là các bác sỹ cùng góp vốn đầu tư. Nhược điểm của người Việt nam nói chung là hễ làm ăn chug với nhau dễ xảy ra mâu thuẫn, xuất phát từ các mâu thuẫn: đầu tư mua sắm, cách thức hoạt động, quản lý… và hay gặp hơn cả là sự mâu thuẫn về lợi ích. Những người bạn bè, người thân khi đầu tư với nhau, lúc khó khăn thì chưa nghĩ gì nhưng đến khi Bệnh viện, Phòng khám làm ăn được thì sinh mẫu thuẫn về lợi ích. Thậm chí người được giao đi mua sắm bớt xén, gửi giá… tư lợi cá nhân.

Thực thế đã cho thấy, có rất ít mô hình đầu tư Bệnh viện, Phòng khám đông người thành công được.
Để giải quyết việc này cần chú ý ngay từ đầu:
– Thống nhất tổng mức đầu tư, hoạch định định hướng phát triển và giao việc cũng như lộ trình cụ thể cho mỗi cá nhân. Đến thời điểm nào là phải góp đủ tiền, chuẩn bị xong việc gì. Nếu cá nhân nào quá chậm trễ, viên cớ không hợp lý thì nên loại khỏi danh sách và điều chỉnh lại.
– Xây dụng 1 bản quy định về vốn góp, chia lợi nhuận, phân công trách nhiệm và phải được dự thống nhất của tất cả các Cổ đông
– Họp bàn và thống nhất phương án chi tiết đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất và nhất là các Trang thiết bị y tế, các cổ đông cũng nên giám sát chéo lẫn nhau, nghe thông tin nhiều chiều khi mua sắm Về nhân sự phục vụ cho hoạt động của các phòng khám theo quy định của BYT. Tham khảo Thông tư 41/2015/TT-BYT ngày 16-11-2015 ở đây.
Trong đó cần lưu ý
1. Phòng khám đa khoa là phòng khám có từ 2/4 chuyên khoa chính nội, ngoại, sản, nhi trở lên trong đó:
* Bác sỹ khám chữa bệnh:
– Bác sỹ đăng ký các chuyên khoa chính phải làm việc toàn thời gian hoạt động của phòng khám, ít nhất 08h/ngày trong thời gian phòng khám đăng ý hoạt động. Các bác sỹ phụ làm thêm không được trùng thời gian đăng ký KCB với cơ sở Y tế khác.
– Tất cả bác sỹ phải có chứng chỉ hành nghề. Để cấp được chứng chỉ hành nghề phải có văn bằng chuyên môn ( chuyên khoa ) liên quan. Bác sỹ Ngoại có thể đăng ký làm thêm Sản, Bác sỹ Nội có thể làm thêm Nhi nếu có đủ chứng chỉ.
* Yêu cầu cán bộ cận lâm sàng
Ngoài các chuyên khoa khám bệnh trên, muốn làm thêm cận lâm sàng nào thì phải có Bác sỹ, KTV của chuyên khoa đó. Tuy nhiên, Bác sỹ có thể đăng ký kiêm nhiệm thêm các chuyên khoa khác, như chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng nếu có đủ chứng chỉ.
– Siêu âm, X-Quang, CT-sanner phải có bác sỹ chẩn đoán hình ảnh
– Xét nghiệm: phải có cử nhân xét nghiệm hoặc Bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm
– Điên tim, điện não… phải có Bác sỹ có các chứng chỉ liên quan

BƯỚC II: CHUẨN BỊ CƠ SỞ HẠ TẦNG
Tham khảo thêm tài liệu “Hướng dẫn xây dựng Phòng khám, lắp đặt thiết bị “ tại đây
1. Lựa chọn được 1 vị trí hợp lý góp phần quyết định việc thành hay bại khi đầu tư.
– Không nên quá gần các cơ sở y tế tương đương, lớn hơn, tiềm năng hơn khác đang hoạt động tốt. Ở đây còn chú ý đến mật độ, đời sống dân cư, khả năng đáp ứng của đối thủ hiện tại và tiên lượng mức độ đáo ứng tối đa của chính phòng khám của mình khi phải cạnh tranh.
– Thực tế, với mật độ dân cư trung bình thì PKĐK cách nhau 10km trở lên, BVĐK cách nhau từ 20km. Hoặc mỗi huyện trung bình có 01 BVĐK quy mô 200 gường bệnh…
2. Thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với khả năng khai thác
* Xây dựng mới
– Nếu xây mới, tốt nhất phải tham khảo kỹ các quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn xây dựng cơ sở y tế của BYT và cố gắng đáp ứng ở mức tối đa để tránh rắc rối khi thẩm định, cấp phép
– Tốt nhất là tham khảo trực tiếp các Cơ sở y tế tương đương về quy mô, cùng mô hình hoạt động đã hoạt động thành công. Căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình để mượn chuyên gia quy hoạch, thiết kế nhiều kinh nghiệm về thiết kế xây dựng bệnh viện để tư vấn và thiết kế phù hợp
* Cải tạo, nâng cấp từ cơ sở cũ
– Thông thường việc cải tạo sẽ gây nhiều khó khăn về việc đáp dứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các phòng, vị trí bố trí giữ giữa các phòng ban
– Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến cải tạo cơ sở hạ tầng là:
+ Tiếp đón, lễ tân luôn ở đầu tiên
+ Tiếp đến là các phòng khám tổng hoặc và chuyên khoa.
+ Các phòng có tính lây nhiễm, liên quan đến chất thải như xét nghiệm, nội soi thì bố trí phía cuối gần khu vệ sinh.
+ Phòng chụp X-Quang tốt nhất là bố trí tách hẳn khu khác, cách khu nhiều người đi lại từ 5m. Nếu không tách được thì phải bố trí cuối cùng và phải lèm hệ thống chống phóng xa đúng tiêu chuẩn.

BƯỚC III: MUA SẮM THIẾT BỊ, VẬT TƯ Y TẾ
Chúng tôi sẽ tập trung phân tích bước khó khăn nhất trong quá trình đầu tư là MUA SẮM THIẾT BỊ, VẬT TƯ Y TẾ.
I- CÁC LƯU Ý CƠ BẢN KHI MUA SẮM THIẾT BỊ Y TẾ
1. Máy siêu âm
Ở góc độ chuyên môn, để chẩn đoán các bệnh lý thông thường thì thực ra chỉ cần máy siêu âm 2D đen trắng. Tuy nhiên, với thị hiếu của khách hàng phải là “ màu và 4D “ mới là hiện đại nên hầu hết các phòng mạch mới đầu tư phải theo xu hướng đó. Ngoài ra ta cũng phải phân biệt các loại máy màu là: màu nền, màu phủ, doppler màu. Số lượng đầu dò sử dụng phụ thuộc vào nguồn bệnh nhân và khả năng khai thác như: đầu dò âm đạo, đầu dò tim, đầu dò nông, đầu dò trực tràng…
Máy siêu âm vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” cho các phòng khám, nó chiếm tới 40-60% doanh thu ở các Phòng khám đa khoa.
2. Máy chụp X-Quang
Nếu xét hiệu quả riêng từng thiết bị thì máy XQ đầu tư không quá đắt nhưng phụ kiện, giấy phép hoạt động…tương đối phức tạp. Quá trình vận hành dễ bị lỗi và hiệu quả thấp. Tuy nhiên, máy XQ là công cụ không thể thiếu của một phòng khám quy mô. Nó giúp rất nhiều cho chẩn đoán, điều trị bệnh. XQ sẽ thu hút được các dịch vụ khác như: Chấn thương, Hô hấp, Thần kinh, xương khớp… Lợi nhuận sẽ sinh ra từ các dịch vụ kéo theo đó.
Trong tương lai gần các thiết bị hiện đại như X-Q số hóa sẽ dần thay thế các công nghệ cũ.
3. Máy xét nghiệm huyết học
Xét nghiệm huyết học là một CLS thường quy, hiệu quả cao nhưng do chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nên vẫn còn Phòng khám nhỏ sử dụng cách đếm cổ điển bằng kính hiển vi quang học. cũng như các máy xét nghiệm khác, cần được bả dưỡng, kiểm chuẩn định kỳ để đảm bảo độ chính xác

4. Xét nghiệm sinh hóa
Máy sinh hóa là thiết bị không thể thiếu trong chẩn đoán và điều trị. Những phòng khám lớn, có điều kiện thì nên đầu tư máy Sinh hóa tự động ngay từ đầu, vừa tiết nghiệm nhân sự, hóa chất kết quả lại chính xác hiện.
Khi lựa chọn máy sinh hóa cũng cần quan tâm đến hóa chất máy sử dụng là đóng hay mở, 100% máy bán tự động ngày nay đều chạy hóa chất mở, chỉ 1 số máy của Siemens, Rosse, Abbot… là chạy hóa chất đóng. Và tất nhiên ta nên lựa chọn các dòng máy chạy được hóa chất mở để không phụ thuộc vào 1 hãng nào đó với giá thành thường là rất cao.
Nếu khai thác tốt thì có thể nói, doanh thu từ xét nghiệm sinh hóa chỉ đứng sau siêu âm trong số các cận lâm sàng thường quy
5. Máy xét nghiệm nước tiểu
Máy xét nghiệm nước tiểu đầu tư ít, ít hỏng hóc, chi phí vận hành thấp và hiệu quả kinh tế rất cao nên là thiết bị không thể thiếu trong các phòng khám. Máy xét nghiệm nước tiểu có thể chạy được nhiều loại que các hãng khác, chỉ cần thứ tự và khoảng cách các chỉ số sắp xếp trên que giống nhau. Tuy nhiên nếu chạy que hãng khác thưởng không ổn định, sai số cao.
Một số hãng có giá máy, test quá cao như: Human, Siemens… ( tới 7.500 đ / test ) trong khi chất lượng tương đương của hãng khác chỉ 3.000 – 5.000 đ / test, máy cũng rẻ hơn đáng kể. Do đó giá thành Test là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn máy xét nghiệm nước tiểu.
6. Máy soi tai mũi họng
Trên thị trường thường dùng của hãng Medtech, sản phẩm được lắp ráp tại Việt Nam. Một số đơn vị bán máy của Provix Hàn Quốc với các model CT-300, CCU-900, CCU-900H, đây chủ yếu là hàng nhái được làm tại Việt Nam với giá từ 50-70 triệu. Các máy này đều không có giấy tờ hợp lệ để có thể đăng ký cấp phép hoạt động như CO, CQ, tờ khai Hải quan. Tuy nhiên với phòng khám tư nhân, không liên quan đến BHYT thì có thể được sử dụng bình thường.
Trên thị trường có các Model chính hãng, đầy đủ giấy tờ với giá từ 120 -170 triệu chính hãng hàn Quốc như: CCU-2400 / hãng Provix, Medvision / hãng Medstar, Chamvision / hãng Chammed…
7. Máy điện tim
Có các máy 1-3-6-12 cần ( bút ghi ), số cần phản ánh “ cùng lúc ghi được bao nhiêu đạo trình “ của máy. Vậy số cần càng nhiều thực hiện càng nhanh. Với các phòng khám quy mô vừa và nhỏ thì việc sử dụng máy 3 hoặc 6 cần là đủ. Làm điện tim thì dễ nhưng phân tích chính xác và khai thác hết ý nghĩa của nó thì không phải nơi nào cũng làm được.
8. Kính hiển vi
Những phòng khám chưa có máy XN huyết học tự động vẫn sử dụng kính quang học để làm công thức máu nhưng sai số là rất lớn và tốn nhân lực. Ngoài ra kính quang học còn có tác dụng như: soi Ký sinh trùng, Vi khuẩn, Giải phẫu bệnh…
9. Máy soi Cổ tử cung
Trên thị trường có quá nhiều loại máy soi cổ tử cung và có thể nói là lộn xộn. Lý do bởi sự đơn giản trong xây dựng cấu hình, Camera chính của máy nhỏ nên dễ nhập lậu từ Trung Quốc, phần còn lại có thể mua tại Việt Nam
Hầu hết các camera sử dụng cảm biến CCD của Sony nhật nhưng có độ nhạy và độ phân giải khác nhau nên chất lượng cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung không có quá nhiều sự khác biệt giữa những Camera rẻ và đắt tiền. Hơn nữa các loại camera này rất hiếm khi bị lỗi và khắc phục cũng đơn giản nên chỉ cần đầu tư loại tối thiểu cũng dùng tốt và hoàn toàn yên tâm.
10. Dao điện sản khoa
Đây là loại máy không thể thiếu trong điều trị các bệnh lý phụ khoa phổ biến như: Viêm lộ tuyến, Sùi mão gà, Polyp, Nang… Nếu không sử dụng máy này thì nhiều bệnh lý trên rất khó điều trị triệt để bằng nội khoa thông thường. Điều trị bằng Dao cao tần ( dạng dao mổ ) nếu không cẩn thận rất dễ để lại tai biến đặc biệt gây sẹo làm cứng cổ tử cung, ảnh hưởng đến việc sinh nở
Mấy năm gần đây xuất hiện máy “ đốt hồng ngoại “ sử dụng ánh sáng mạnh làm bỏng độ 1-2 tổ chức nên rất hiệu quả trong điều trị “ Viêm Lộ Tuyến “. Ngoài ra còn một số thiết bị khác như: máy áp lạnh, máy Laser…
11. Ghế nha khoa
Đa số các ghế Nha khoa hiện có trên thị trường chủ yếu xuất xứ từ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong hệ thống y tế tư nhân thường sử dụng các ghế ‘bãi’ của Nhật, hoặc ghế Trung Quốc. Giá ghế bãi của Nhật dao động từ 65-95 triệu tùy chất lượng còn ghế Trung Quốc có già từ 35-65 triệu. Ghế nha khoa cấu tạo khá đơn giản nên cũng ít khi xảy ra lỗi. Việc bảo dưỡng, sửa chữa cũng không tốn kém như các thiết bị khác.

 

Nguồn: An Sinh

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 22 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.