• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

Uncategorized

Bàn giao sản phẩm cho dự án tại Lào

Thanh Hằng Lê No Comments

Mặc dù tình hình dịch Covid đang có diễn biến phức tạp, nhưng Kỹ Sư Việt Phan vẫn quyết tâm thực hiện gói thầu góp phần đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo nhiệm vụ chính trị tại nước bạn Lào anh em.Sản phẩm được Việt Phan giao hàng trong đợt này:

+ Máy xét nghiệm huyết học 26-29 thông số

+ Máy xét nghiệm nước tiểu 10-11-12 thông số

+ Máy xét nghiệm đông máu tự động

+ Máy xét nghiệm điện giải đồ 3 thông số

+ Máy xét nghiệm khí máu điện giải

+ Bồn rửa tay vô trùng 2 phẫu thuật viên

+ Dao mổ điện cao tần, máy cắt đốt điện cao tần

+ Bàn mổ đa năng điện thuỷ lực

+ Máy điện não đồ vi tính 21-32-64 kênh và hàng chục các mặt hàng khác

Với thái độ nghiêm túc và khẩn trương, chúc Kỹ sư của chúng ta sớm hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này ❤

Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU

Thanh Hằng Lê No Comments

Các xét nghiệm thăm dò chức năng đông máu

Đếm số lượng tiểu cầu nhờ xét nghiệm tổng phân tích máu: Ở người trưởng thành, sức khỏe bình thường thì có số lượng tiểu cầu khoảng 150 – 450 G/L.

Số lượng tiểu cầu ảnh hưởng mật thiết đến chức năng đông máu vì nó là yếu tố quyết định đến giai đoạn cầm máu ban đầu. Những người có số lượng tiểu cầu ít có thể gặp phải các vấn đề về đông máu (rối loạn đông máu, máu khó đông,…)

Thực hiện: 

  • Lấy máu cho vào ống có chất chống đông EDTA, lắc đều.
  • Cho vào máy xét nghiệm tổng phân tích máu và ra lệnh máy hoạt động.
  • Đọc kết quả và đưa ra kết luận.
Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
  • Xét nghiệm PT – Prothrombin time 

Đây là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu ngoại sinh. Tức là xét nghiệm kiểm tra thời gian hình thành một cục máu đông trong mẫu máu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm này chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác: fibrinogen, thromboplastin,…

Kết quả của xét nghiệm PT được biểu thị dưới các dạng: 

  1. PT% : tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn. Bình thường, giá trị này nằm trong khoảng 70% – 140%. Nếu PT% < 70% thì quá trình đông máu có vấn đề.
  2. PT(s): thời gian hình thành cục máu đông. Trị số bình thường rơi vào khoảng 10 – 14 giây tùy phòng xét nghiệm.
  3. INR (chỉ số bình thường hóa quốc tế): ngoài chỉ định thường quy, chỉ số này còn có vai trò trong theo dõi để chỉnh liều ở các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K. Chỉ số này nằm trong khoảng 0,8 – 1,2. Một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 – 3 nhưng vẫn được đánh giá là bình thường.
  • Xét nghiệm APTT – thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá

Đây là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu nội sinh. Kết quả xét nghiệm APTT – Activated Partial Thromboplastin Time được biểu thị dưới các dạng:

  1. APTT: thời gian đông máu từng phần. Bình thường giá trị này nằm trong khoảng 30 – 35 giây.
  2. rAPTT: tỷ lệ giữa APTT của mẫu xét nghiệm so với APTT mẫu chuẩn. Giá trị này nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.
  • Xét nghiệm TT – Thrombin time

Xét nghiệm Thrombin time giúp đánh giá con đường đông máu chung. Kết quả xét nghiệm TT biểu thị dưới các dạng:

  1. TT: thời gian đông. Bình thường 15 – 25 giây.
  2. rTT: tỷ lệ giữa TT mẫu xét nghiệm với TT mẫu chuẩn, nằm trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.
  • Xét nghiệm định lượng các yếu tố đông máu
  1. Định lượng Fibrinogen: lượng Fibrinogen huyết tương người bình thường nằm trong khoảng 2 – 4g/l.
  2. Định lượng các yếu tố đông máu ngoại sinh (yếu tố II, V, VII, X) và nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII).

Hoạt tính các yếu tố đông máu bình thường khoảng 50 – 150%.

  • Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên: AT – III (Anti – Thrombin III), PC (Protein C), PS (Protein S).
  • Xét nghiệm gen đông máu

Quá trình đông máu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số gen nhất định (yếu tố V leiden). Các gen này có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con. Điều đặc biệt là gen này nằm trên NST X nên tỷ lệ xuất hiện gen gây rối loạn đông máu ở bé trai sẽ cao hơn bé gái. Vì thế, xét nghiệm gen đông máu cũng là cần thiết khi bố mẹ lo cho sức khỏe con cái.

Những lưu ý khi đi xét nghiệm

Các xét nghiệm đông máu kể trên giúp thăm dò, khảo sát chức năng đông máu của người đi xét nghiệm. Dựa vào kết quả mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên, hướng điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bạn mắc các vấn đề về rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải điều trị bằng các loại thuốc giúp điều chỉnh chức năng đông máu và thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện sức khỏe.

Tương tự như những xét nghiệm khác, trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bởi vì các chất này làm thay đổi thành phần, tính chất của máu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Nếu đang sử dụng thuốc phải dưới sự theo dõi và khuyến cáo của bác sĩ.
  • Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này 2 – 3 ngày trước khi đi xét nghiệm.
  • Nên xét nghiệm vào sáng sớm để cho kết quả chính xác.

BẬT MÍ Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC

Thanh Hằng Lê No Comments

Xét nghiệm huyết học (hay còn gọi: Công thức máu toàn bộ) là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát…

Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì ?

Sau đây Thiết bị Y tế Việt Phan sẽ cung cấp cho các bạn ý nghĩa các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu:

WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3
  • Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
  • Giảm trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol…
chỉ số thành phần bạch cầu trong máu
Ý nghĩa chỉ số thành phần bạch cầu trong máu

LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)

  • Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B.
  • Thường từ 20 đến 25%

NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính

  • Thường trong khoảng từ 60 đến 66%.
  • Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.

MON (monocyte) – bạch cầu mono

  • Thường từ 4-8%.
  • Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.

EOS (eosinophils) – bạch cầu ái toan

  • Giá trị thông thường từ 0,1 – 7%.
  • Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu. Bạch cầu này tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng… giảm do sử dụng corticosteroid

BASO (basophils) – bạch cầu ái kiềm

  • Thường từ 0,1-2,5% và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.

RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị thông thường khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3
  • Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước
  • Giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy…
Ý nghĩa chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu
Ý nghĩa chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu

HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

  • Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
  • Giá trị thông thường ở nam là 13 đến 18 g/dl; ở nữ là 12 đến 16 g/dl

HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

  • Giá trị thông thường là 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
  • Tăng trong bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu
  • Giảm trong mất máu, thiếu máu, xuất huyết

MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu

  • Tính bằng công thức: HCT chia số lượng hồng cầu và thường trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl).
  • Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu.
  • Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

  • Giá trị này được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu, thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).
  • Tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh.
  • Giảm trong thiếu máu thiếu sắt.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu

  • Tính bằng cách lấy HBG chia HCT và thường trong khoảng từ 32 đến 36%.
  • MCHC tăng giảm trong các trường hợp tương tự MCH

RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu

  • Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.
  • Giá trị bình thường từ 11 đến 15%.

PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Giá trị thường trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3

PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu

  • Thường nằm trong khoảng 6 đến 18 %.
  • Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, giảm trong nghiện rượu.

MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Thường trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
  • Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…giảm trong thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…

Lượng tiểu cầu tăng gây nên bệnh bạch cầu cấp tính

Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ về các chỉ số trong xét nghiệm máu. Trong trường hợp cần thông tin chi tiết hơn, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

HbA1c trong chẩn đoán và điều trị biến chứng tiểu đường

Việt Phan No Comments

Mục tiêu điều trị của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa và làm chậm quá trình xảy ra biến chứng. Chỉ số HbA1c đánh giá mức độ ổn định đường huyết của người bệnh trong khoảng 2 – 3 tháng. Duy trì chỉ số HbA1c dưới 6,5 % có thể giảm đáng kể tỉ lệ xuất hiện các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, mạch máu ngoại vi,…

HbA1c và ý nghĩa trong chẩn đoán, điều trị bệnh tiểu đường
Hemoglobin (Hem) là một huyết sắc tố có trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, luôn có sự gắn kết với đường trong máu và được đường hóa tạo thành phức hợp HbA1c. HbA1c gắn liền với đời sống hồng cầu (120 ngày), tỉ lệ thuận với nồng độ đường huyết, do đó là chỉ số hữu ích để xác định nồng độ đường huyết trung bình và phản ánh chính xác mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong thời gian dài hạn (khoảng 2 – 3 tháng).

HbA1c trong chẩn đoán và điều trị biến chứng tiểu đường 1
Sự gắn kết hemoglobin với glucose tạo thành phức hợp HbA1c

Chỉ số đường huyết luôn thay đổi và chỉ phản ánh nồng độ đường trong máu tại thời điểm đo, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, stress, thuốc điều trị, nồng độ insulin trong máu… không phản ánh được sự ổn định của đường huyết. Chỉ số HbA1c không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi bất thường và có thể xét nghiệm ở bất kì thời điểm nào, kể cả sau một bữa ăn, là chỉ số giúp đánh giá chính xác độ ổn định đường huyết của bệnh nhân trong thời gian điều trị khoảng 2- 3 tháng.

Chỉ số HbA1c là chỉ số hữu hiệu trong việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Do tại thời điểm đo, người bệnh có chỉ số đường huyết bình thường nhưng chỉ số HbA1c cao, chứng tỏ đường huyết không được kiểm soát tốt trong một thời gian dài, là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và cần được tiến hành lặp lại các xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác nhất.

Dựa vào chỉ số HbA1c còn có thể đánh giá được hiệu quả phác đồ điều trị đối với bệnh nhân ĐTĐ bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập, thuốc điều trị, thực phẩm hỗ trợ trong một lộ trình điều trị, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên HbA1c không phải là chỉ số theo dõi đường hàng ngày, do đó không được sử dụng để hiệu chỉnh liều insulin cũng như tình trạng hạ đường huyết. Bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi đường huyết hàng ngày để hiệu chỉnh liều insulin phù hợp và phát hiện sớm tình trạng hạ đường huyết để có biện pháp điều trị kịp thời.

Chỉ số Hba1c cao làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Bạn có thể sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ giúp giảm chỉ số Hba1c, ổn định đường huyết, nhờ đó phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.

Giá trị HbA1c trong phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường
Bệnh nhân ĐTĐ có đường huyết không ổn định nên ít nhất 3 – 4 tháng xét nghiệm HbA1c để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết dài hạn và có tiên lượng về biến chứng tiểu đường.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Biến chứng của tiểu đường có thể được phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển nếu chỉ số HbA1c ≤ 7% và có thể giảm 72% nguy cơ dẫn đến mù lòa, 87% suy thận giai đoạn cuối và 67% nguy cơ cắt cụt chi.

Với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết có chỉ số HbA1c > 7%, tăng đáng kể nguy cơ dẫn đến biến chứng ĐTĐ: tăng 1% chỉ số HbA1c sẽ tăng 38% biến chứng trên mạch máu lớn (động mạch vành, mạch máu não), 40% biến chứng trên mạch máu ngoại vi (bệnh lý võng mạc, bệnh thận, thần kinh, chi,…) và tăng 38% nguy cơ tử vong trên bệnh nhân ĐTĐ.

Xét nghiệm chỉ số HbA1c – các giá trị cần chú ý
Xét nghiệm HbA1c đo tỉ lệ phần trăm lượng đường trong máu gắn kết với Hem (Hb) của hồng cầu. Ủy ban quốc tế khuyến cáo rằng: “HbA1c là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường type1 và type 2”.

– Giá trị chẩn đoán theo chỉ số HbA1c:

Bình thường: < 5,7%

Tiền tiểu đường (có thể tiến triển thành ĐTĐ typ2): 5,7% – 6,5%

Bệnh tiểu đường : > 6,5%

– Đối với bệnh nhân ĐTĐ, cần kiểm soát đường huyết theo khuyến cáo:

+ HbA1c ≤ 7% : kiểm soát tốt

+ HbA1c từ 7% đến 8% : cần cải thiện

+ HbA1c từ 8% đến 10% : mức độ đường huyết là quá cao

+ HbA1c > 10% : mức độ đường huyết là rất cao

Khi HbA1c tăng lên 1% tương ứng giá trị đường huyết tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

Nếu bệnh nhân đang dùng ins ulin có chỉ số HbA1c < 6,2% sẽ xảy ra tình trạng hạ đường huyết (nồng độ glucose trong máu thấp). Điều này rất nguy hiểm đối với bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Bệnh nhân cần được thường xuyên theo dõi đường huyết để điều chỉnh liều insul in phù hợp.

Kết quả đo chỉ số HbA1c có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bệnh lý gan, thận, vitamin C và E, nồng độ chất béo, phụ nữ có thai… Một số yếu tố làm tăng nồng độ HbA1c như bệnh suy thận, nhiễm độc niệu, hội chứng Cushing, hội chứng buồng chứng đa nang, phụ nữ có thai, tăng triglycerid, sử dụng thuốc corticoid, nghiện rượu mãn tính… Mặt khác một số bệnh nhân đã mắc đái tháo đường nhưng giá trị vẫn nằm trong khoảng bình thường do một số yếu tố làm giảm nồng độ HbA1c như truyền máu hay mất máu, tế bào hồng cầu hình liềm… Do đó trước khi tiến hành xét nghiệm HbA1c, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh lý, sử dụng thuốc trong khoảng 2 -3 tháng để loại trừ sai số kết quả chỉ số HbA1c.

Để có chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường, các xét nghiệm cần phải được tiến hành lặp lại 2 – 3 lần tại các thời điểm khác với cùng hoặc khác điều kiện ban đầu và kết hợp với chỉ số đường huyết.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường:
HbA1c: ≥ 6,5%

Đường huyết lúc đói: ≥ 126 mg/dL (7.8 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ

Đường huyết bất kỳ: ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết.

Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucoze: ≥ 200mg/dL

Bệnh nhân ĐTĐ cần ít nhất 3 – 6 tháng kiểm tra chỉ số HbA1c một lần để đánh giá chế độ kiểm soát đường huyết và có hướng điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân có chỉ số HbA1c < 6,2% và đang điều trị bằng ins ulin cần kiểm tra đường huyết hàng ngày để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết. Khuyến cáo nên kiểm tra HbA1c ít nhất 1 năm 1 lần, để có phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose, giúp phòng ngừa tiến triển bệnh tiểu đường typ2 và có phương pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng ĐTĐ đối với bệnh nhân ĐTĐ

Ghi lưu huyết não (REG)

Việt Phan No Comments

Ghi lưu huyết não (RHEOENCEPHALLOGRAPHIA – REG)

Trong các phương pháp nghiên cứu sinh lý tuần hoàn não, phương pháp ghi

những thay đổi điện trở của não khi có dòng điện chạy qua là một phương pháp

nhẹ nhàng nhất đối với bệnh nhân, nó không gây đau đớn, độc hại gì. Phương

pháp có giá trị lớn trong việc đánh giá trạng thái mạch máu não, lưu lượng tuần

hoàn não, vì vậy người ta gọi phương pháp này là ghi lưu huyết não.

Phương pháp này có những ưu điểm như sau:

– Có thể ghi trong thời gian dài theo yêu cầu nghiên cứu.

– Có thể ghi nhiều lần để theo dõi tiến triển của bệnh hoặc tác dụng của

thuốc.

– Có thể tiến hành trong cả lúc bệnh nhân trong trạng thái bệnh lý nặng như:

khi bệnh nhân hôn mê, sốt cao, tăng áp lực trong sọ và ngay cả trong khi phẫu

thuật.

– Khi ghi lưu huyết não có thể làm nhiều nghiệm pháp sinh lý và dược lý như

thay đổi tư thế nằm – đứng hoặc đứng – nằm, quay đầu, ngửa cổ, đè ép động mạch

cảnh, theo dõi tác dụng của các loại thuốc trên đường ghi lưu huyết não…

Về lịch sử phát triển của phương pháp: Schuelter là người đầu tiên đã làm

một máy để ghi lưu huyết não (năm 1921) sau đó Meyer Grant và một số tác giả

khác đã nghiên cứu sử dụng phương pháp này, nhưng do kỹ thuật chưa hoàn chỉnh

đã gây những tai biến khi ghi, vì vậy phương pháp này đã bị bỏ trong thời gian

dài. Năm 1937 Ganller mới cải tiến và sử dụng lại phương pháp để nghiên cứu

thay đổi điện trở não ở những bệnh nhân chấn thương sọ não. Năm 1940 Nyboor

và cộng sự đã dùng máy ghi lưu huyết não để nghiên cứu khối lượng máu lưu

hành ở tim, tiếp theo nhiều tác giả khác đã nghiên cứu sự thay đổi tuần hoàn ở các

cơ quan khác.

Đáng lưu ý là từ năm 1950 Polzer và Shufried đã hoàn chỉnh về kỹ thuật ghi

lưu huyết não và nghiên cứu sâu về tuần hoàn não. Từ đó đến nay phương pháp

ghi lưu huyết não đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nó thực sự trở thành

phương pháp cận lâm sàng có giá trị để chẩn đoán, đánh giá trạng thái tuần hoàn

não.

1- Nguyên lý chủ yếu trong phương pháp ghi lưu huyết não:

Cũng như các vật dẫn khác, tất cả các tổ chức của cơ thể khi có một dòng

điện chạy qua nó đều có sự cản với dòng điện.

Đối với các tổ chức trong cơ thể trong thời điểm ghi thì điện trở của nó thay

đổi chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của lượng máu tuần hoàn qua nó (vì các yếu tố

khác khẳng định). Vì vậy theo dõi của điện trở của cơ quan tổ chức giúp ta đánh

giá được trạng thái tuần hoàn của cơ quan tổ chức đó .

Ta có thể coi sọ não là một mẫu điện tích như sơ đồ dưới (hình 11) trong đó

da cơ và sương sọ ở dưới mỗi điện cực ghi được biểu diễn bằng tế bào điện tích

(b). Như vậy sự thay đổi điện trở ghi được thể hiện cả sự tuần hoàn của máu qua

da đầu, tổ chức dưới da và sương sọ, nhưng lưu lượng tuần hoàn này không đáng

kể so với sự tuần hoàn qua não.Vì vậy, đường ghi sự thay đổi điện trở chủ yếu

biểu hiện sự thay đổi lưu lượng tuần hoàn qua não, khi máu qua não nhiều thì điện

trở của não giảm đi, cường độ dòng điện tăng lên và ngược lại.

Tag cloud: vaso screen 5000, medis, REG, RG9411

Xét nghiệm máu, xét nghiệm công thức máu là gì?

Việt Phan No Comments

Xét nghiệm công thức máu (tổng công thức tế bào máu, xét nghiệm huyết học) nói lên điều gì ?

Bạn có thể được bác sĩ yêu cầu làm công thức máu (CTM) khi bị sốt cao, khi mệt mỏi kéo dài, hoặc ngay cả lúc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vậy CTM là gì và tại sao nó lại hay được sử dụng đến vậy?
CTM là xét nghiệm đầu tay của các bác sĩ, giúp họ chẩn đoán nhiều loại bệnh. Nó cũng thường được sử dụng để theo dõi diễn biến của một số bệnh liên quan tới máu (ví dụ bệnh máu trắng) hoặc để kiểm tra tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ức chế tủy xương. Việc hiểu rõ về xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết cách đặt cho thầy thuốc những câu hỏi thiết thực liên quan tới bệnh của mình.

Công thức máu là gì?

CTM là xét nghiệm cho phép xác định số lượng các tế bào máu và các thành phần liên quan của máu ngoại vi. Thông qua CTM, ta có thể biết:

Số lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Những tế bào này có chức năng khác nhau: hồng cầu mang chất dinh dưỡng và ôxy đi nuôi dưỡng tế bào, bạch cầu là đội ngũ các “chiến binh” đương đầu với các tác nhân gây nhiễm trùng, tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu.
Hàm lượng huyết sắc tố (một loại protein nằm trong hồng cầu, có nhiệm vụ mang ôxy tới mô).
Hematocrit: Tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần, phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc cô đặc máu.
Khi nào thì phải làm CTM?

CTM thường được sử dụng để:

Sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại…).
Theo dõi diễn biến của một số bệnh như: bệnh bạch cầu (máu trắng), u bạch huyết, các bệnh liên quan tới máu, bệnh mạn tính…
Theo dõi tác dụng phụ của một số thuốc có khả năng ức chế hoạt động của tủy xương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân bị một số bệnh ung thư (nhất là ung thư máu, u bạch huyết), và những người phải điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Nếu số lượng tế bào máu giảm xuống mức quá thấp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhập viện ngay vì lúc này họ rất dễ bị nhiễm trùng, chảy máu hoặc bị các biến chứng nghiêm trọng khác, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ý nghĩa của các chỉ số trong CTM

Bạch cầu
CTM cho biết số lượng tổng thể của bạch cầu trong một đơn vị máu (chẳng hạn trong 1 ml máu), cũng như tỷ lệ của mỗi một trong 5 loại bạch cầu (trung tính, lympho, mono, ưa a xít và ưa kiềm). Ở người khỏe mạnh, giới hạn bạch cầu là 5.000 – 10.000/ml máu. Ở trẻ nhỏ, số lượng bạch cầu, nhất là các tế bào lympho, hơi cao hơn so với người lớn.

Số lượng bạch cầu thường tăng trong các bệnh nhiễm trùng, nó cũng có thể tăng rất cao trong bệnh ung thư máu.

Bạch cầu có thể hạ thấp khi ta bị nhiễm virus hoặc trong những bệnh lý liên quan tới giảm sản tủy (giảm sản xuất bạch cầu trong tủy xương). Bạch cầu cũng hạ thấp ở những người có tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư, với tia xạ hoặc các thuốc điều trị ung thư.
Hồng cầu
Thông thường, chỉ số hồng cầu và huyết sắc tố ở nam giới cao hơn so với phụ nữ.

Sự giảm sút số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố phản ánh tình trạng thiếu máu của cơ thể. Nếu lượng sắt đưa vào qua khẩu phần ăn thấp, hoặc nếu bạn bị chảy máu mạn tính, chỉ số huyết sắc tố của bạn sẽ giảm và bạn cần được điều trị ngay.

Ngoài ra, hồng cầu cũng giảm ở những bệnh nhân mắc bệnh di truyền về hồng cầu (ví dụ bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm).

Tiểu cầu
Tiểu cầu là những tế bào rất đặc biệt trong máu, chức năng chính của nó là khởi động quá trình hình thành khối máu đông. Những bất thường về số lượng tiểu cầu có thể xuất hiện ở nhiều bệnh và gây hậu quả nghiêm trọng:

– Tiểu cầu giảm trong các trường hợp ung thư đã di căn tới tủy xương, tại đó các tế bào ung thư sẽ ức chế quá trình sản xuất của cả 3 dòng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu. Thay đổi này cũng xuất hiện sau sử dụng một số thuốc gây ức chế sản xuất tiểu cầu ở tủy xương. Ngoài ra, ở những bệnh nhân đột nhiên bị mất rất nhiều máu, tiểu cầu cũng có thể giảm đáng kể. Nếu tiểu cầu giảm quá thấp, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết.

– Tiểu cầu có thể tăng trong một số bệnh mạn tính, bệnh tủy xương hay sau sử dụng một số thuốc. Sự gia tăng số lượng tiểu cầu sẽ kích thích việc hình thành những khối tiểu cầu trong lòng mạch, cản trở sự lưu thông của máu.

Chú ý: CTM phản ánh tình trạng hiện tại của máu tuần hoàn, nhưng những kết quả bất thường không phải bao giờ cũng là chẩn đoán của một bệnh đặc hiệu. Những thay đổi trong công thức máu có thể là kết quả của một loạt bệnh hoặc tình trạng bệnh lý, cũng như các yếu tố môi trường khác. Chẳng hạn, số lượng bạch cầu và tiểu cầu có thể hơi tăng nhẹ sau khi bạn luyện tập, trong khi chỉ số huyết sắc tố có thể tăng nhẹ ở người hút thuốc lá. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn gì về những thay đổi bất thường trong CTM của mình hoặc người thân, hãy mạnh dạn yêu cầu bác sĩ giải thích rõ cho mình, tránh việc tự suy diễn, gây hoang mang lo lắng.

 

Khí máu động mạch là gì ?

Việt Phan No Comments

Khí máu động mạch là gì ?

Thông thường, máu sau khi tiếp nhận đầy đủ oxy khi qua phổi, sẽ được đưa về tim, từ đây tim đưa máu đi khắp cơ thể bằng cách bơm máu vào các động mạch. Sau khi máu giàu oxy đi qua tổ chức, tế bào nhận oxy và thải khí cacbonic để quay trở lại tim, được đưa lên phổi và từ đó thải ra ngoài

Để đánh giá hiệu quả của quá trình trao đổi khí, trên lâm sàng, các bác sĩ thường tiến hành đo nồng độ các khí trong máu động mạch, xét nghiệm này được gọi là khí máu.
Trong thực tế máu sẽ được lấy từ động mạch và không cần phải buộc ga rô ở cánh tay (ngược lại với cách lấy máu qua đường tĩnh mạch). Thông thường người ta lấy máu ở động mạch quay ở cổ tay. Để xét nghiệm được chính xác trước khi lấy máu bệnh nhân được nghỉ ngơi trong 10 phút. Bạn sẽ hít thở khí trời một lúc, trong trường hợp suy hô hấp mạn tính thì xét nghiệm có thể được thực hiện khi bạn đang thở oxy.
Phân tích máu động mạch có thể xác định đươc:
Nồng độ oxy hay áp lực riêng phần của oxy trong máu động mạch (PaO2) tính bằng ki lô pascal (Kpa) hoặc mmHg. Bình thường ở người khỏe mạnh PaO2 > 12,6Kpa (95 mmHg). Trong bệnh lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do bệnh tiến triển liên tục, nên nồng độ oxy trong máu của bạn sẽ giảm dần, nồng độ oxy trong máu không đủ để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, khi đó người bệnh xuất hiện biểu hiện khó thở, và được đánh giá là suy hô hấp. Thiếu oxy chỉ xuất hiện lúc gắng sức đó là lúc mà bệnh của bạn còn ở giai đoạn nhẹ.
Khi có thiếu oxy cả lúc nghỉ ngơi lúc đó bạn cần được thở oxy. Liều lượng oxy sẽ được tính toán phụ thuộc vào kết quả khí máu động mạch của bạn. Khí máu động mạch lúc thở oxy cần phải đạt gần đến mức bình thường nếu có thể được. Nồng độ khí cacbonic (CO2) hay áp lực riêng phần của khí CO2 trong máu động mạch (PaCO2) được đo bằng mmHg, bình thường PaCO2 vào khoảng 5,4Kpa (42mmHg) trong suốt cả cuộc đời của một người khỏe mạnh. Khi mà sự trao đổi khí bị giảm sút thì ta sẽ thấy trước hết là giảm nồng độ oxy trong máu sau đó ở những giai đoạn nặng của suy hô hấp lúc đó có tăng cả khí CO2. Tăng nồng độ khí CO sẽ độc và có các biến chứng bất lợi đối với cơ thể: ngủ gà, đau đầu, đôi khi nặng là hôn mê…, trong trường hợp này nhập viện là bắt buộc để có các điều trị phù hợp. pH là độ toan máu (acid máu).
Kết quả tương đối ổn định ở những người khỏe mạnh vào khoảng 7,40. pH có thể giảm xuống trong giai đoạn mất bù cấp tính của COPD, và lúc đó cần được điều trị trong bệnh viện thường là ở khoa hồi sức tích cực.
Việc lấy khí máu động mạch thường không mất nhiều thời gian.
Điều khó chịu của xét nghiệm này đó là hơi đau một chút khi lấy máu và có thể xuất hiện mảng tụ máu nếu chỗ lấy máu không được ép đủ chặt và đủ lâu sau khi lấy máu.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi

Ý nghĩa các thông số sinh hoá nước tiểu

Việt Phan No Comments

Ý NGHĨA CÁC THÔNG  SỐ NƯỚC TIỂU

 

Hệ niệu có nhiệm vụ thải ra ngoài cơ thể những chất không cần thiết, chất khoáng, dịch và một số chất bên trong máu bằng nước tiểu. Do đó bên trong nước tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể. Có hơn 100 thông số khác nhau có thể được tìm thấy qua xét nghiệm nước tiểu. Một xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy sẽ bao gồm những thông số sau:

 

  1. Leukocytes (LEU) = tế bào bạch cầu. (bình thường âm tính). Nếu có, nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.

 

  1. Nitrate (NIT) = Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. (bình thường âm tính)

 

  1. Urobilinogen (URO: muối mật) = dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật

Giới hạn bình thường: <4.23 Umol/ngày (0-2.5 mg/ngày).

Chỉ định: Bệnh gan.

– Cao: Bệnh chủ mô gan, thiếu máu tán huyết.

Sinh lý: Vi trùng chuyển Bilirubin -> Urobilinogen

 

  1. Protein (PRO) = bình thường protein không có trong nước tiểu. Sốt, luyện tập nặng, có thai, và một vài loại bệnh đặc biệt như viêm thận cấp, bệnh thận do tiểu đường, viêm cầu thận, hội chứng suy tim xung huyết, K Wilson, cao huyết áp ác tính, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang: viêm đài bể thận,  bệnh lý ống thận,   là có thể làm protein xuất hiện trong nước tiểu. (bình  thường

không có)

Giới hạn bình thường: < 0.07 g/l ( < 0.15 g/ngày). Chỉ định: Bệnh về thận.

– Cao: Bệnh vi cầu cận, viêm bàng quang, viêm thận, thai độc, cao huyết áp, hội chứng thận hư, sạn thận, u thận, suy tim bẩm sinh, sốt cao, thể dục mạnh, nằm tại chỗ lâu ngày.

Sinh lý: Do tổn thương các vi cầu cận làm tăng tính thẩm thấu và cho phép Protein huyết tương thoát ra theo đường tiểu, việc chảy máu ở đường tiểu là nguyên nhân làm cho Protein dương tính.

 

  1. pH = độ pH dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh. Đôi khi độ pH trong nước tiểu cũng phụ thuộc vào một số biện pháp điều trị của bác sĩ. Chẳng hạn như bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách giữ cho nước tiểu có tính acid hoặc bazơ để phòng ngừa sự hình thành sỏi thận. (bình thường: 4.8 – 7.4)
  2. pH tăng trong nhiễm khuẩn thận (có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, ói mửa. b. pH giảm trong nhiễm ceton do đái tháo đường, tiêu chảy mất nước.

 

  1. Blood (BLO)= dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận (bình thường không có)

 

  1. Specific Gravity = đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước) (bình thường: 1.015 – 1.025).
  2. Tăng trong nhiễm khuẩn gram (-), giảm ngưởng thận, bệnh lý ống thận. Xơ gan, bệnh lý gan, tiểu đường, nhiễm keton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước, ói mửa, suy tim xung huyết.
  3. Giảm: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.

 

  1. Ketone (KET) = Khi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone (hoặc thể ketone). Chất này đi vào trong nước tiểu. Một lượng lớn thể ketone có trong nước tiểu có thể báo hiệu một tình trạng rất nghiệm trọng: đái tháo đường nhiễm ketone acid. Một chế độ ăn ít đường và tinh bột, nhịn đói, hoặc nôn mửa trầm trọng cũng có thể làm ketone xuất hiện trong nước tiểu. (bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai)

Giới hạn bình thường: 0.05 – 0.35 mmol/l. 0.3 – 2 mg/100 ml.

Chỉ định: Tiểu đường – hôn mê, tiểu đường – toan máu.

Sinh lý: Carbohydrate nội bào ức chế chu trình Citric acid và biến dưỡng của thể Cetone.

 

  1. Billirubin (BIL: sắc tố mật) = Urobilinogen (URO:  muối mật).  Có trong nước tiểu là do gan không lọc được hết các yếu tố này do vậy phải kết hợp so sánh với chức năng gan tại xét nghiệm máu nếu có tăng men gan -> theo dõi viêm gan hoặc tắc mật.

Giới hạn bình thường: Không có. Chỉ định: Bệnh về gan.

– Dương tính Vàng da: do Bilirubin kết hợp cao.

– Dương tính Không vàng da: do Biliribin không kết hợp cao hoặc Hyper Vitaminosis A.

Sinh lý: Bilirubin không kết hợp: tan trong mỡ và không xuất hiện trong nước tiểu. Bilirubin kết hợp là loại tan trong nước. Hyper Vitaminose A: Vàng da do Caroten chứ không phải Bilirubin.

 

  1. Glucose (GLU)= là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao >180mg/dl (10mmol/l), hoặc đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh. (bình thường không có hoặc có thể có

ở phụ nữ mang thai).

Giới hạn bình thường: âm tính.

Chỉ định: Bệnh tiểu đường.

– Dương tính: Bệnh tiểu đường, hội chứng Fanconi, Stress, bệnh tiểu đường do thận bẩm sinh, lượng đường niệu chỉ tỷ lệ với lượng đường thận khi không có bệnh về thận.

 

  1. Ascorbic acid (vitamin C) (ASC) = Khi bạn ăn / uống nhiều vitamin C thì sẽ có xuất hiện vitamin C trong nước tiểu. Đây là sự đào thải bình thường khi lượng vitamin cung cấp nhiều hơn so với nhu cầu. Chú ý không dùng quá liều vì tác dụng phụ rất lớn: tăng oxalat niệu, máu, tim mạch, thần kinh, và nếu dùng quá liều có thể dẫn đến: sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy…..


 

Các loại máy xét nghiệm nước tiểu do công ty TNHH Việt Phan cung cấp có thể cung cấp các chỉ số đo nói trên:

 

 

Combostik R-50S

Máy xét nghiệm nước tiểu từng que.

Màn hình cảm ứng chạm 4,3″

Có thể chạy bằng 8 viên pin tiểu AA.

Có phần mềm quản lý bệnh nhân khi cắm vào máy vi tính

 

Combostik R-50

Máy xét nghiệm nước tiểu từng que.

Có thể cắm bàn phím ngoài.

Combostik R-300

Máy xét nghiệm nước tiểu tự động 10 que 1 lúc. Tốc độ 300 test/h.

 

Combostik R-700

Máy xét nghiệm nước tiểu tự động liên tục không ngừng. Tốc độ 720 test/h.

 

 

Cập nhật trang web mới

Việt Phan No Comments

Hiện nay chúng tôi đang cập nhật website lên phiên bản mới, tương thích với mọi thiết bị nên nội dung từ trang web cũ có thể bị mất dấu.

1

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 24 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.