• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

Giá trị của lưu huyết não đồ trong lâm sàng

Giá trị của lưu huyết não đồ trong lâm sàng

Thanh Hằng Lê No Comment

Giá trị của lưu huyết não đồ trong lâm sàng

(Rheo Encephalo Grame)

Kết quả hình ảnh cho lưu huyết não 

1. Đại cương

1.1. Khái niệm

Mô cơ thể có tính dẫn điện và cũng như các vật dẫn điện khác nó có trở kháng (điện trở). Đối với mô cơ thể, tại thời điểm ghi thì điện trở của mô thay đổi chỉ phụ thuộc vào dòng máu qua mô vì các yếu tố khác là hằng định. Vì vậy theo dõi điện trở của mô giúp ta đánh giá được lưu lượng tuần hoàn qua mô đó.

Sọ não là một cấu trúc nhiều thành phần, trong đó tuần hoàn của da, cơ, xương sọ dưới mỗi điện cực ghi cũng được phản ánh trên đường biểu diễn ghi được. Như vậy sự thay đổi điện trở ghi được thể hiện cả tuần hoàn của máu qua da đầu, tổ chức dưới da và xương sọ, nhưng lưu lượng tuần hoàn này không đáng kể so với lưu lượng tuần hoàn qua não. Khi máu qua não nhiều thì điện trở của não giảm đi, cường độ dòng điện tăng lên và ngược lại.

Ghi lại đường biểu diễn biến đổi điện trở của mạch máu não khi cho dòng điện xoay chiều tần số cao (30KHz), cường độ yếu (1mA) chạy qua được gọi là lưu huyết não đồ (REG: Rheo Encephalo Grame).

Dựa vào đường ghi lưu huyết não để đánh giá huyết động của não và những biến đổi chức năng của tuần hoàn não.

1.2. Mục đích

Ghi lưu huyết não đồ giúp đánh giá huyết động của não và thay đổi trạng thái chức năng của mạch máu não.

Huyết động: lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não, tốc độ và cường độ dòng máu lên não.

Trạng thái chức năng mạch máu não: tình trạng trương lực mạch.

1.3. Ưu và nhược điểm

– Ưu điểm:

Là phương pháp thăm dò tuần hoàn não không xâm nhập, an toàn không gây nguy hại cho bệnh nhân.

Có thể ghi nhiều lần, trong thời gian dài để theo dõi tác dụng điều trị hoặc phục vụ nghiên cứu.

Có thể tiến hành trong các trạng thái bệnh lý nặng như: bệnh nhân hôn mê, sốt cao, tăng áp lực sọ và ngay cả khi đang phẫu thuật.

Khi ghi lưu huyết não có thể làm nhiều nghiệm pháp sinh lý như thay đổi tư thế nằm – đứng, đứng – nằm, quay đầu, ngửa cổ, đè ép động mạch cảnh, theo dõi tác dụng của các loại thuốc trên đồ thị đường ghi lưu huyết não.

– Nhược điểm:

Không phải lúc nào các thông số lưu huyết (như biên độ của đường cong) cũng phản ánh đầy đủ về lưu lượng tuần hoàn não, vì nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố như nhịp tim, huyết áp, áp lực nội sọ, độ nhớt của máu, sử dụng các thuốc vận mạch …

Trong quá trình đo người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như tiếng ồn, lưu lượng người vào ra, nhiệt độ môi trường …

Sai số do kỹ thuật đo: Kết quả giữa hai lần đo có thể sai khác lớn nếu vị trị điện cực đặt không giống nhau, băng cố định không đủ chặt, bôi gen dẫn điện không đủ, người bệnh nằm nhiều ít vận động…

1.3. Lịch sử

1921 Schuelter là người đầu tiên chế tạo ra máy đo lưu huyết não, sau đó Meyer Grant và một số tác giả khác đã nghiên cứu sử dụng phương pháp này, nhưng do kỹ thuật chưa hoàn chỉnh nên đã gây tai biến khi ghi. Vì vậy phương pháp này đã bị bỏ trong thời gian dài.

1937 Granller cải tiến và sử dụng lại phương pháp để nghiên cứu thay đổi điện trở não ở những bệnh nhân chấn thương sọ não.

1940 Nyboor và cộng sự đã dùng máy ghi lưu huyết não để nghiên cứu khối lượng máu lưu hành ở tim, tiếp theo nhiều tác giả đã áp dụng để nghiên cứu sự thay đổi tuần hoàn máu ở các cơ quan khác.

1950 Polzer và Shufried đã hoàn chỉnh về kỹ thuật ghi lưu huyết não và nghiên cứu sâu về tuần hoàn não. Từ đó đến nay, phương pháp ghi lưu huyết não đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nó thực sự trở thành phương pháp cận lâm sàng có giá trị để đánh giá trạng thái tuần hoàn não.

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 22 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.