• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

Author Archives: Thanh Hằng Lê

PHÒNG MỔ ÁP LỰC DƯƠNG

Thanh Hằng Lê No Comments

Phòng mổ áp lực dương là gì?

Phòng mổ áp lực dương hay còn được gọi là phòng mổ áp suất dương, là phòng mổ sử dụng công nghệ lọc khí vô trùng, công nghệ này đã được ứng dụng rất nhiều ở các nước phát triển. Người ta đã sản xuất ra các loại màng lọc không khí vô trùng ở phạm vi công nghiệp với số lượng lớn.

Từ thế kỷ thứ 20, khi nhu cầu phát triển hội nhập của ngành dược phẩm đặt mục tiêu phấn đấu đạt tiêu chuẩn GMP, GLP, và GSP, ngành thủy sản phải đạt tiêu chuẩn HACCP, ngành công nghệ sinh học phải đảm bảo nhanh lên cây con cho sự phát triển nông nghiệp, ngành y tế triển khai chương trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Từ đó mà có nhiều phát minh, sáng chế liên quan đến việc chế tạo các thiết bị đảm bảo không khí vô trùng cho các ngành nghề liên quan, các sản phẩm này hằng năm xâm nhập và tiêu thụ trên thị trường ngày càng nhiều cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.

Phòng mổ áp lực dương, giải pháp từ Genano và Elixair Phần Lan, đảm bảo khí sạch và diệt khuẩn tận gốc chứ không chỉ lưu giữ vi khuẩn virus trên màng lọc như các giải pháp rẻ tiền HEPA/ULPA.

Máy lọc không khí công nghệ mới Genano 4500

Công nghệ Genano độc quyền thanh lọc không khí trong phòng mổ, thậm chí loại bỏ các hạt khuẩn cỡ nano đồng thời trung hòa tất cả khí VOC.

Không giống như sản phẩm HEPA, máy lọc không khí sự dụng công nghệ Genano tiêu diệt tất cả vi sinh vật ( vi rút, vi khuẩn, nấm mốc, nấm men,…) và làm sạch không khí trong luồng khí tự do, vì vậy lượng không khí và mức độ lọc luôn luôn không đổi. Điều này cũng có nghĩa là máy lọc không khí sự dụng công nghệ Genano không bị tắc nghẽn thậm chí là đối với 1 lượng lớn các hạt khuẩn nhỏ li ti.

Phòng mổ áp lực dương

Máy lọc không khí y tế Genano 4500

  • Sự dụng để khử trùng trong phòng thí nghiệm và bệnh viện
  • Dùng để khử trùng cho tất cả các hạt khuẩn có kích thước khác nhau
  • Tiêu diệt tất cả các vi sinh vật nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo
  • Tiết kiệm chi phí nhằm thay thế hiệu quả cho HEPA
  • Dung lượng lớn hơn, ít tiếng ồn, thời gian hoạt động lâu hơn và nhiều sự khác biệt hơn trước.

KHỬ TRÙNG KHÔNG KHÍ 1 CÁCH CHUYÊN NGHIỆP CHO CÁC BỆNH VIỆN

PHÒNG CÁCH LY ÁP LỰC ÂM HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO?

Thanh Hằng Lê No Comments

Trong trường hợp bạn bị nhiễm các loại virus hoặc vi khuẩn lây lan mạnh, bác sĩ của bạn muốn cách ly bạn tránh nguy cơ lây nhiễm cho những bệnh nhân khác, hoặc nhân viên y tế khác trong thời gian điều trị, bạn sẽ được nằm trong một phòng bệnh cực kỳ đặc biệt và hiện đại, được gọi là phòng cách ly áp lực âm. Việc trang bị phòng áp lực âm là cực kỳ tốn kém và đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà rất ít bệnh viện kể cả bệnh viện hàng đầu có thể xây dựng được. Chính vì vậy chỉ một số ít bệnh viện có thể xây dựng phòng áp lực âm theo bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm đáp ứng mọi tình huống cứu chữa bệnh và đảm bảo an toàn tránh lây nhiễm cho các bệnh khác.

Phòng áp lực âm là gì?

Phòng cách ly áp lực âm có áp suất thấp hơn xung quanh, nơi không khí chỉ có thể đi vào từ một phía và không thể thoát ra qua phía đó. Không khí ô nhiễm trong phòng sẽ được xử lý bằng hệ thống lọc không khí hiệu quả cao, lọc virus trước khi thoát ra ngoài theo hệ thống thông gió. Thiết kế này giúp giảm khả năng lây lan của virus, ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Mô phỏng cơ chế hoạt động của Phòng cách ly áp lực âm
Mô phỏng cơ chế hoạt động của Phòng cách ly áp lực âm

 Buồng áp lực âm làm việc thế nào?

Tại các phòng bệnh cần trang bị hệ thống máy tạo áp suất âm ở mức độ cho phép, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng đáp ứng được yêu cầu hút không khí thành một chiều đi vào và không khuếch tán không khí ra xung quanh. Điều này giúp ngăn ngừa các mầm bệnh trong không khí trong phòng (như nhiễm covid 19, bệnh lao hoặc cúm) không thoát ra khỏi phòng và lây nhiễm cho người khác. Để làm được điều này cần một hệ thống thông khí hút áp lực được trang bị bên trong phòng bệnh. Hệ thống này duy trì áp lực hút liên tục, không khí được hút qua một màng lọc chất lượng cao có vai trò lọc khuẩn. Sau đó không khí mới được di chuyển ra ngoài. Trong phòng áp suất âm, bạn có thể cảm thấy không khí bị hút vào phòng qua khe cánh cửa đóng kín hoặc thông qua một cửa sổ hơi mở.

Phòng cách ly áp lực âm  – Genano có giải pháp chìa khóa trao tay cho bệnh viện

Phương pháp lọc không khí bằng điện được cấp bằng sáng chế của Genano giúp lọc sạch không khí trong nhà ngay cả những tạp chất có kích thước nano. Phương pháp này loại bỏ vi sinh vật hữu cơ, chẳng hạn như vi rút, vi khuẩn và nấm mốc. Ngoài ra, phương pháp này còn loại bỏ các VOC và mùi nguy hiểm.

Tất cả các thiết bị đều có chi phí bảo trì cực kỳ thấp so với các thiết bị lọc HEPA. Hiệu quả là lợi thế lớn nhất của họ như được thấy dưới đây:

Đồ thị so sánh công nghệ lọc khuẩn của Genano
Đồ thị so sánh công nghệ lọc khuẩn của Genano

Bộ khử nhiễm không khí Genano Thiết bị khử nhiễm không khí Genano là một phần của Ý tưởng Phòng cách ly áp lực âm. Hãy chắc chắn rằng không khí đang được hút ra ngoài trời và không được tuần hoàn. Quá trình xả sẽ được thực hiện với đơn vị Genano. Đầu ra không khí của thiết bị phải được kết nối với một ống dẫn, từ đó không khí “đã được khử nhiễm” sẽ được phân phối 100% ra ngoài trời. Ống dẫn này không được kết nối với bất kỳ hệ thống tuần hoàn hoặc ống dẫn nào. Cân bằng không khí – tạo áp suất âm trong phòng Áp suất chênh lệch Thay đổi không khí mỗi giờ (ACH) Cân bằng không khí được thực hiện trên nguồn cung cấp không khí của căn phòng, bằng cách điều khiển thủ công của các van không khí hoặc bởi hệ thống quản lý tòa nhà (BMS). Điều cực kỳ quan trọng là phòng phải kín gió, trần, cửa và tường phải kín hoàn toàn. Có rò rỉ sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và các chỉ số chênh lệch áp suất.

Quy trình ra và vào phòng áp lực âm?

Không chỉ trang bị phức tạp mà quy trình ra và vào phòng áp lực âm đối với nhân viên y tế cũng rất quan trọng. Nếu chỉ vận hành sai một bước nhỏ khi đó hiệu quả tránh lây nhiễm sẽ mất tác dụng.

  • Mọi người vào hoặc ra khỏi phòng cần rửa tay thật kỹ.
  • Tất cả nhân viên bệnh viện phải đeo khẩu trang, áo choàng và găng tay.
  • Cánh cửa phòng cách ly thể cần đóng lại mọi lúc.
  • Bạn được yêu cầu ở trong phòng liên tục, không được ra ngoài ngoại trừ làm các xét nghiệm hoặc thủ thuật không thể thực hiện trong phòng.
  • Nhân viên y tế phải nắm rõ các bước: trang bị phòng hộ, mở phòng đệm, đóng phòng đệm, mở phòng bệnh, theo nguyên tắc làm cho không khí chỉ luân chuyển một chiều từ bên ngoài phòng bệnh => vào trong phòng bệnh => qua màng lọc và cửa hút ra ngoài.

GENANO LOẠI BỎ TỚI 99.999% VIRUS VI KHUẨN TRONG KHÔNG KHÍ

Thanh Hằng Lê No Comments

Một kết quả thử nghiệm mang tính cách mạng trong cuộc chiến chống lại COVID-19 – nghiên cứu khoa học mới chứng minh công nghệ Genano có hiệu quả 99,999% trong việc loại bỏ vi rút trong không khí

Nhà sản xuất máy lọc không khí Genano đã ủy quyền cho Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT của Phần Lan thực hiện một nghiên cứu về mức độ hiệu quả của máy lọc không khí chống lại các vi rút như COVID-19 trong không khí trong nhà. Nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại hình này ở Phần Lan, và kết quả đã vượt quá mọi sự mong đợi: không quá 15 phút, gần 90% các vi rút trong không khí đã được loại bỏ và chỉ trong hai giờ không khí đã được thanh lọc đến 99,999%.

GENANO LOẠI BỎ TỚI 99.999% VIRUS VI KHUẨN TRONG KHÔNG KHÍ
GENANO LOẠI BỎ TỚI 99.999% VIRUS VI KHUẨN TRONG KHÔNG KHÍ

Công nghệ lọc không khí của Genano đã được sử dụng trong các bệnh viện và nhiều tòa nhà khác trong 20 năm tại hơn 50 quốc gia.


Một căn phòng bằng thép có kích thước 30 mét khối được sử dụng cho nghiên cứu. Trong thử nghiệm, một cốc cà phê lớn chứa hỗn hợp bioaerosol đã được phun vào phòng. Hỗn hợp được tạo thành từ bốn loại vi khuẩn, chẳng hạn như bào tử nấm mốc và các vi khuẩn thông thường khác trong nhà, và hai loại vi rút. Một trong những loại virus là MS2, có cấu trúc tế bào tương tự như COVID-19, khiến nó hoạt động tương tự. “Nhiều loại vi khuẩn được đưa vào vì vi rút có kích thước siêu nhỏ, kích thước xấp xỉ một phần nghìn của vi khuẩn. Điều này khiến vi rút bám vào vi khuẩn để sống và lây lan. Bioaerosol phun vào phòng thử nghiệm được làm bay ở áp suất cao để giữ nó trong không khí và cho phép nó lắng trên các mẫu.

“Đây là một kết quả đáng kinh ngạc, mang tính cách mạng và tốt hơn những gì chúng tôi mong đợi. Mặc dù máy lọc không khí của Genano được thiết kế cho bệnh viện và phòng cách ly, nhưng nhiều công ty cũng đã bắt đầu đặt hàng. Genano khuyến nghị trang bị máy lọc không khí cho các văn phòng, nhà hàng, cửa hàng và các doanh nghiệp khác để bảo vệ khách hàng và nhân viên của họ.

“Vắc-xin coronavirus mới là một tin tuyệt vời, nhưng vẫn còn một thời gian nữa mọi người mới có thể được chủng ngừa. Hiện tại, nguy cơ lây nhiễm đặc biệt cao trong ngành y tế, cùng với nhân viên dịch vụ khách hàng của các ngành công nghiệp quan trọng và không gian công cộng.

Bạn có thể tải báo cáo thử nghiệm tại đây: https://www.genano.com/vtt-research-report

Về Genano
Genano là nhà cung cấp hàng đầu Phần Lan về các thiết bị khử nhiễm không khí trong nhà. Công nghệ lọc điện của Genano bắt mọi kích thước hạt xuống đến hạt nano, loại bỏ các vi sinh vật như vi khuẩn và vi rút. Bào tử nấm mốc, phấn hoa và hạt muội mịn do xe cộ tạo ra cũng bị loại bỏ. Genano có bề dày thành tích về các giải pháp loại bỏ các bệnh lây truyền qua đường không khí trong phòng sạch và phòng cách ly bệnh viện.
Ở Việt Nam các bạn có thể đặt mua hệ thống khử khuẩn không khí Genano Tại đại lý phân phối độc quyền sản phẩm: Công ty TNHH Việt Phan.

XU HƯỚNG BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

Thanh Hằng Lê No Comments

Máy lọc không khí đang trở thành xu hướng bảo vệ sức khỏe trong kỷ nguyên 4.0. Bạn đã bảo vệ bản thân và gia đình đúng cách? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi sức khỏe hiện nay.

Tình trạng ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Tại các thành phố lớn, lượng khí thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp, phương tiện giao thông xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.

XU HƯỚNG BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

Nửa cuối của năm 2019, người ta đã bắt đầu đi tìm mua máy lọc không khí và coi chúng như là tấm khiên bảo vệ sức khỏe chủ động cho gia đình mình.

Các loại máy lọc không khí, các loại khẩu trang chống bụi cao cấp được nhiều người dân tìm mua. Vì rõ ràng ta không thể chờ ai đó đứng ra ngăn chặn ngay lập tức những thứ độc hại này được, mà chính bản thân mỗi người phải chủ động phòng ngừa.

Sử dụng máy lọc không khí, bạn sẽ thấy được ngay chính trong nhà bạn, không khí đang dơ bẩn và bụi bặm như thế nào.

Sử dụng máy lọc không khí đang là xu hướng bảo vệ sức khỏe

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm không khí là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao.

Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm da chiếm từ 40 – 50%, nguyên nhân là do ở vùng bị ô nhiễm.

Có thêm hiểu biết về các công nghệ lọc, chỉ sử dụng những máy lọc không khí cơ bản chỉ giải quyết được nhu cầu lọc bụi chứ không giải quyết được bài toán sức khỏe.

Đó chính là lý do tại sao người ta đã bắt đầu đi tìm mua máy lọc không khí công nghệ cao, để sức khỏe của họ được bảo vệ mỗi ngày.

Máy lọc không khí cho bạn hít thở một bầu không khí tinh khiết, diệt được hầu hết  những virus vi khuẩn có hại tồn tại trong môi trường.

Đặc biệt tại các thành phố lớn, nơi có thu nhập bình quân cao hơn và dân trí cao hơn, người ta đã bắt đầu đi tìm mua những sản phẩm như máy lọc không khí công nghệ cao để nâng cao chất lượng sống cho gia đình mình.

Bạn đừng chủ quan – Vì sức khỏe không nên là thứ mất đi rồi, suy giảm rồi mới bắt đầu lo lắng.

Và hãy nhớ rằng gia đình bạn chính là điều quan trọng nhất và làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay, cùng chuyên gia tư vấn để chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bạn trong bối cảnh ô nhiễm hỗn loạn như hiện nay.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM HBA1C VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Thanh Hằng Lê No Comments

Tổng quan về bệnh lý Đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) hay bệnh tiểu đường là bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới và ở cả Việt Nam, nó gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của con người.

Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin). Bình thường, sau khi ăn Glucose sẽ được hấp thụ vào máu. Insulin có tác dụng giúp vận chuyển Glucose từ máu vào các tế bào để chuyển hóa và sinh ra năng lượng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM HBA1C VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trong bệnh Đái tháo đường, do thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối Glucose không được đưa vào các tế bào mà nó vẫn tồn tại trong máu làm cho nồng độ đường trong máu tăng lên quá mức bình thường.

Ý nghĩa và sự hình thành HbA1c

Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần của tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.

HbA1 chiếm phần lớn ở người lớn, trong đó HbA1c đại diện cho tình trạng gắn kết của Glucose trên Hb hồng cầu.

HbA1c tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu là 120 ngày, vì vậy xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua.

Xét nghiệm HbA1c

Chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ có bệnh đái tháo đường khi gặp các biểu hiện sau:

– Khát nước

– Đi tiểu nhiều

– Ăn nhiều

– Mệt mỏi, mờ mắt

– Gầy sút cân

– Bệnh nhiễm trùng lâu khỏi.

Trong quá trình điều trị, HbA1c được chỉ định để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian 2-3 tháng vừa qua. HbA1c giúp tiên lượng sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng  vi mạch do đái tháo đường

Các đối tượng được chỉ định xét nghiệm HbA1c 

Đây là xét nghiệm được chỉ định trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tiểu đường. Ngoài ra, còn được sử dụng như xét nghiệm tầm soát tiểu đường đối với các trường hợp sau: 

– Đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ đối với những phụ nữ mang thai lần đầu.

– Bệnh nhân nghi ngờ mắc tiểu đường type 2 và giai đoạn tiền tiểu đường.

– Khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy nồng độ glucose trong máu tăng như: uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, liên tục, mệt mỏi, sụt cân,… 

– Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

–  Trường hợp người bệnh có tiền sử mắc bệnh tim, ít vận động.

– Đói thường xuyên, liên tục, ngay cả khi mới ăn xong có thể do thiếu insulin dẫn đến cơ thể không hấp thu năng lượng.

– Người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa, có chỉ số BMI cao hơn 23.

Cách giúp kiểm soát đường huyết trong máu

Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c < 6.5%, các cách giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất như sau: 

– Có chế độ luyện tập và rèn luyện sức khỏe hợp lý, điều độ.

– Kiểm soát lượng tinh bột trong thức ăn, kiểm soát lượng đạm, chế độ ăn hợp lý, tăng cường các thực phẩm nhiều chất xơ, ăn thêm trái cây.

– Hạn chế rơi vào tình trạng stress hoặc căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc,…

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt giúp ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng tiểu đường xảy ra, còn đối với người bình thường, việc kiểm soát lượng đường huyết tốt giúp phòng tránh tiểu đường. 

BẢN CHẤT CỦA XÉT NGHIỆM XÉT NGHIỆM HBA1C

Thanh Hằng Lê No Comments

Xét nghiệm HbA1c có giá trị cao trong việc tầm soát và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bị bệnh đái tháo đường như tê chân, các bệnh về mắt hoặc suy thận. 

Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Người mắc đái tháo đường hoặc các bệnh làm tăng lượng đường trong máu sẽ có lượng glucose gắn với hemoglobin nhiều hơn.

BẢN CHẤT CỦA XÉT NGHIỆM XÉT NGHIỆM HBA1C

Bản chất của xét nghiệm HbA1c chính là xác định nồng độ phần trăm hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin để đánh giá nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-4 tháng trước đó

Xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện khi nào?

Chỉ định thực hiện xét nghiệm HbA1c sẽ tùy thuộc vào loại đái tháo đường, khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân nhưng được khuyến cáo tiến hành 2-4 lần mỗi năm. Khi lần đầu chẩn đoán đái tháo đường thì những lần xét nghiệm tiếp theo có thể thường xuyên hơn nếu bác sĩ thấy khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân không tốt. Xét nghiệm HbA1c có thể được dùng với mục đích chẩn đoán và sàng lọc trong khám sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ mắc đái tháo đường vì bệnh nhân có các dấu hiệu của tăng nồng độ glucose máu như:

  • Khát nước, tiểu nhiều
  • Mệt mỏi, mờ mắt
  • Nhiễm trùng lâu lành

Kết quả của xét nghiệm HbA1c

Kết quả của xét nghiệm HbA1c sẽ được phân thành các mức độ như sau:

  • Bình thường: dưới 5,7%
  • Tiền đái tháo đường (nguy cơ đái tháo đường): 5,7- 6,4%
  • Đái tháo đường: trên 6,5%

Đây là kết quả được đọc với người xét nghiệm HbA1c phục vụ cho chẩn đoán, đối với hầu hết người trưởng thành không mang thai, hoặc mắc tiểu đường type 2 thì mục tiêu hướng tới mức HbA1c là dưới 7%

Một số bệnh lý có thể làm tăng nồng độ HbA1c nhưng kết quả lại vấn nằm trong phạm vi bình thường như: hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang

Các trường hợp chỉ số HbA1c bất thường cần lưu ý
HbA1c có thể tăng cao trong các trường hợp sau
  • Tăng nồng độ glucose máu
  • Bệnh nhân đái tháo đường mới được chẩn đoán hoặc kiểm soát bệnh kém
  • Suy thận mạn, thiếu máu, thiếu sắt hoặc nghiện rượu
  • Ngộ độc chì
HbA1c có thể giảm trong các trường hợp sau
  • Thiếu máu mãn tính
  • Thời gian sống của hồng cầu ngắn trong các bệnh lý như: thiếu máu tan máu, hồng cầu hình liềm, thalassemia
  • Sau truyền máu, sau cắt lách hoặc sau khi dùng lượng lớn vitamin C và E
  • Phụ nữ mang thai

Bệnh nhân có thể an tâm vì đây là xét nghiệm không cần chuẩn bị gì đặc biệt, không phải ngừng ăn trước xét nghiệm và có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày thậm chí sau bữa ăn. Một số trường hợp có thể ngưng thuốc điều trị đái tháo đường trước khi làm xét nghiệm, thời gian làm xét nghiệm mất khoảng 1 giờ.

CHỈ SỐ VÀNG HBA1C VÀ 10 ĐIỀU CẦN BIẾT

Thanh Hằng Lê No Comments

Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường là giữ cho bệnh nhân có mức chỉ số đường huyết bình thường ổn định nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c, do đó xét nghiệm chỉ số HbA1c là điều cần thiết đối với mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ số này thường bị “rơi rụng” theo quá trình điều trị. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số vàng này trong kiểm soát đường huyết.

CHỈ SỐ VÀNG xét nghiệm HBA1C
  1. HbA1c được hình thành như thế nào?

Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.

Chỉ số HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu.

Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

  • Xét nghiệm HbA1c được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

  • Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bạn và bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian vừa qua.

  • Giá trị bình thường của HbA1c là bao nhiêu?

Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7Mmol/L.

  • Khi HbA1c > 10% cho thấy đường huyết của bạn trong thời gian qua kiểm soát kém.
  • Khi HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết của bạn kiểm soát tốt.

Dưới đây là bảng chỉ số mục tiêu được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân:

  • Xét nghiệm HbA1c có giá trị trong chẩn đoán ban đầu phát hiện bệnh đái tháo đường ?

Xét nghiệm HbA1c chỉ có giá trị để theo dõi đường huyết và kết quả điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán phát hiện bệnh ĐTĐ.

  • Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?

Vì với HbA1c < 6.5%, bạn có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận và thần kinh do bệnh ĐTĐ. Theo nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới thì kiểm soát đường huyết 24 giờ hàng ngày, liên tục qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống thích hợp có thể làm thay đổi chỉ số HbA1c.

  • Theo dõi HbA1c như thế nào?

Tất cả bệnh nhân bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong 1 năm. Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn – 3 tháng/1 lần.

  • Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau như thế nào?

Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm.

Xét nghiệm HbA1c cho thấy bức tranh lớn hơn về tỷ lệ phần trăm trung bình đường huyết của bạn trong 2-3 tháng qua, tuy nhiên cả 2 đều giúp cho bạn và bác sĩ có kế hoạch thay đổi trong điều trị về chế độ ăn, tập luyện thể dục cũng như chế độ dùng thuốc thích hợp hơn.

  • Kiểm soát HbA1c và đường huyết như thế nào là tốt?

Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi HbA1c < 6.5% và đường huyết lý tưởng là trở về bình thường. Trong một số trường hợp có thể chấp nhận mức đường huyết lúc đói 150mg%, tránh đường huyết thấp < 60mg% hay bị hạ đường huyết. Tuy nhiên khi cần thiết bạn nên tham vấn bác sĩ.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG ĐỐI VỚI THAI KÌ

Thanh Hằng Lê No Comments

Nếu mắc bệnh đái tháo đường và dự định sinh con, bạn nên cố gắng giữ mức đường huyết ổn định trước khi mang thai. Đường huyết cao có thể gây hại cho em bé trong những tuần đầu của thai kỳ, ngay cả trước khi bạn biết mình đang mang thai. Nếu bị tiểu đường và đã có thai, bạn hãy đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để lập kế hoạch kiểm soát bệnh đái tháo đường, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Sau đây là giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi người mẹ bị đái tháo đường.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG ĐỐI VỚI THAI KÌ

1. Đái tháo đường ảnh hưởng lên em bé như thế nào?

Các cơ quan của em bé hình thành trong khoảng thời gian 8 tuần đầu của thai kỳ. Nếu bạn bị đái tháo đường típ 1 hoặc típ 2 trong khoảng thời gian này mà đường huyết không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng lên quá trình hình thành các cơ quan của em bé, gây ra khiếm khuyết, dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Ngoài ra, còn có các nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc sinh non, suy hô hấp sơ sinh hoặc các vấn đề khác sau sinh.

2. Đái tháo đường ảnh hưởng lên người mẹ như thế nào trong quá trình mang thai?

Những thay đổi về sinh lý và nội tiết trong cơ thể người mẹ có ảnh hưởng lên chỉ số đường huyết. Do đó, bạn có thể cần thay đổi chế độ điều trị và điều chỉnh liều thuốc. Chưa kể mang thai làm cho một số thuốc viên hạ đường huyết không thể sử dụng nên đa phần phụ nữ bị đái tháo đường típ 2 trước đó đều chuyển sang dùng insulin.

3. Những vấn đề sức khỏe có thể xuất hiện trong quá trình mang thai ở phụ nữ bị đái tháo đường?

Mang thai có thể làm xấu hơn các biến chứng của bệnh đái tháo đường như bệnh lý mắt và thận, đặc biệt là khi đường huyết tăng quá cao.

Bạn cũng có nguy cơ bị tiền sản giật – tình trạng tăng huyết áp và tiểu đạm trong tam cá nguyệt thứ hai. Tiền sản giật, sản giật là một biến chứng nặng, có thể gây tử vong cho mẹ và bé. Một khi bị sản giật, chỉ có cách xử trí duy nhất là chấm dứt thai kỳ.

4. Người mẹ bị đái tháo đường cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Nếu bị đái tháo đường, bạn cần giữ đường huyết ở mức ổn định càng gần mục tiêu bình thường càng tốt trong khoảng thời gian trước và sau khi mang thai. Đây là điều quan trọng nhất giúp cho mẹ và con đều khỏe. Theo dõi thai kỳ thường xuyên, kiểm tra đường huyết mỗi ngày, tuân thủ chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là những điều bạn có thể làm để giữ mức đường huyết ổn định. Ngoài ra, bạn cần bỏ các thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu, ăn nhiều đồ ngọt, lười vận động. Khi mang thai, bạn cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất nhưng phải nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn các loại thuốc bổ phù hợp với tình trạng của mình. Vấn đề điều trị đái tháo đường trong thai kỳ cần có sự phối hợp tốt của bác sĩ chuyên khoa sản và chuyên khoa nội tiết, đôi khi cần thêm những tư vấn về chế độ ăn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Vì vậy, bạn hãy đi khám thai ở những trung tâm đa khoa. Ở đó, có đầy đủ các dịch vụ chăm sóc và điều trị dành cho mẹ bầu bị đái tháo đường.

5. Cách theo dõi đường huyết trong thai kỳ?

Khi mang thai, bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn trước đó. Bạn nên có một máy thử đường huyết mao mạch tại nhà và biết cách sử dụng thành thạo để có thể tự sử dụng bất cứ lúc nào. Tùy từng trường hợp, thời gian thử đường huyết của mỗi người có thể khác nhau đôi chút nhưng thông thường bạn nên thử đường huyết trước các bữa ăn, sau các bữa ăn 1 – 2 giờ, trước khi đi ngủ và bất cứ khi nào bạn mệt hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết.

Nếu đường huyết đã ổn định và đạt mục tiêu điều trị thì tần suất thử đường có thể thưa hơn, ví dụ cách ngày hoặc cách mỗi hai ngày… Bạn nên chú ý là mức mục tiêu đường huyết khi mang thai thấp hơn mục tiêu lúc không có thai và cả những dấu

hiệu của hạ đường huyết để kịp thời xử trí.

6. Nồng độ HbA1C

Nồng độ HbA1C phản ánh đường huyết trung bình trong ba tháng gần nhất. Trị số HbA1C dùng để đánh giá mục tiêu điều trị quan trọng. Người đái tháo đường mà không mang thai thì mức HbA1C mục tiêu là dưới 7% (**). Khi có thai, mức HbA1C thấp hơn dưới 6%.

7. Những xét nghiệm nào cần làm cho em bé khi có mẹ bị đái tháo đường?

Mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe em bé dựa trên khám lâm sàng và siêu âm đo lường tốc độ tăng trưởng cũng như tìm những dị tật bất thường khác. Một số xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được làm khi cần thiết và tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ SINH HÓA NƯỚC TIỂU

Thanh Hằng Lê No Comments

Hệ niệu có nhiệm vụ thải ra ngoài cơ thể những chất không cần thiết, chất khoáng, dịch và một số chất bên trong máu bằng nước tiểu. Do đó bên trong nước tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể. Có hơn 100 thông số khác nhau có thể được tìm thấy qua xét nghiệm nước tiểu. Một xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy sẽ bao gồm những thông số sau:

Ý nghĩa các thông số sinh hóa nước tiểu
1. Urobilinogen  (URO: muối mật)Normal(0.1 -1.0 mg/dL)  Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật Xuất hiện trong bệnh thiếu máu tan huyết, vàng da, bệnh gan mật…  
2. Glucose niệu Negative  Xuất hiện trong nước tiểu khi tiểu đường do tụy , do thận, ăn nhiều đường..  
3. Bilirubine (BIL: sắc tố mật)Negative  (0.0 -0.5 mg/Dl  Có trong nước tiểu là do gan không lọc được hết các yếu tố này do vậy phải kết hợp so sánh với chức năng gan tại xét nghiệm máu nếu có tăng men gan -> theo dõi viêm gan hoặc tắc mật.  
4. ProteinNegative(0.0 – 4.0 mg/dL)  Xuất hiện trong nước tiểu do bệnh liên quan đến thận như suy thận cấp, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, cao huyết áp lành tính, viêm nội tâm mạc bán cấp, hội chứng suy tim xung huyết…  
5.Nitrit (Nitrit): Negative (<0.05 mg/dL)  Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nitrite xuất hiện khi nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng tiểu,viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.  
6. pH 5.0 -8.0  Dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ Tăng trong nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, hẹp môn vị, ói mửa…  Giảm trong nhiễm ceton do đái đường, tiêu chảy mất nước…  
7. Hồng cầu Negative (<10 RWB/uL)  Xuất hiện trong nước tiểu khi viêm thận cấp (ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt..). Viêm cầu thận, hội chứng Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu. Xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu huyết sắc tố. Xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.  
8. Tỷ trọng (SG:specific gravity)1.015 -1.025  Tăng: trong nhiễm khuẩn gram (-), giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận, xơ gan, bệnh lý gan, tiểu đường, nhiễm (keton) do tiểu đường, tiêu chẩy mất nước, ói mửa, suy tim xung huyết. Giảm: trong các bệnh thận như: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, viêm đài bể thận…  
9 Bạch cầu (Leukocyte):Negative (< 25 RWB/uL)  Xuất hiện trong nước tiểu khi nhiễm khuẩn thân, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn…  
10.Thể ceton (KET: ketonic bodies)NegativeKhi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone (hoặc thể ketone). Chất này đi vào trong nước tiểu. Một lượng lớn thể ketone có trong nước tiểu có thể báo hiệu một tình trạng rất nghiệm trọng: đái tháo đường nhiễm ketone acid. Một chế độ ăn ít đường và tinh bột, nhịn đói, hoặc nôn mửa trầm trọng cũng có thể làm ketone xuất hiện trong nước tiểu. (bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai)  
11. Ascorbic acid (vitamin C) Khi bạn ăn / uống nhiều vitamin C thì sẽ có xuất hiện vitamin C trong nước tiểu. Đây là sự đào thải bình thường khi lượng vitamin cung cấp nhiều hơn so với nhu cầu. Chú ý không dùng quá liều vì tác dụng phụ rất lớn: tăng oxalat niệu, máu, tim mạch, thần kinh, và nếu dùng quá liều có thể dẫn đến: sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy…..

QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÁY XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Thanh Hằng Lê No Comments

Máy xét nghiệm nước tiểu là thiết bị được sử dụng phổ biến tại các phòng khám, cơ sở y tế. Với thiết bị này, các bác sĩ có thể tiến hành đo, phân tích các thành phần trong nước tiểu của bệnh nhân, qua đó chẩn đoán bệnh tình của người bệnh. Vậy quy trình sử dụng máy xét nghiệm nước tiểu như thế nào?

Lấy nước tiểu bao nhiêu là đủ?

Mẫu nước tiểu xét nghiệm đòi hỏi phải sạch, tươi. Mẫu này cho phép thực hiện các xét nghiệm thường quy như test nhanh bằng que nhúng (dipsticks), kiểm tra đạm niệu hay các thành phần khác như hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu, các tinh thể phosphat, oxalat calci… Khi có nghi ngờ bệnh lý chuyên khoa, có thể phải lấy mẫu nước tiểu với những quy trình riêng để đáp ứng được các nhu cầu xét nghiệm cần thiết.

Tùy theo từng quy trình lấy mẫu xét nghiệm riêng mà cần có những chuẩn bị khác nhau, nhưng thông thường là phải vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài và bỏ phần nước tiểu đầu, sau đó mới lấy nước tiểu. Các mẫu nước tiểu thường được lấy vào buổi sáng.

Quy trình sử dụng máy xét nghiệm nước tiểu

Dưới đây là Quy trình sử dụng máy xét nghiệm nước tiểu Combostick, hãng DFI – Hàn Quốc sản xuất.

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 22 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.