• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

Tin Tức Chuyên Ngành

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM HBA1C VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Thanh Hằng Lê No Comments
Tổng quan về bệnh lý Đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) hay bệnh tiểu đường là bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới và ở cả Việt Nam, nó gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của con người.

Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin). Bình thường, sau khi ăn Glucose sẽ được hấp thụ vào máu. Insulin có tác dụng giúp vận chuyển Glucose từ máu vào các tế bào để chuyển hóa và sinh ra năng lượng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM HBA1C VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trong bệnh Đái tháo đường, do thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối Glucose không được đưa vào các tế bào mà nó vẫn tồn tại trong máu làm cho nồng độ đường trong máu tăng lên quá mức bình thường.

Ý nghĩa và sự hình thành HbA1c

Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần của tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.

HbA1 chiếm phần lớn ở người lớn, trong đó HbA1c đại diện cho tình trạng gắn kết của Glucose trên Hb hồng cầu.

HbA1c tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu là 120 ngày, vì vậy xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua.

Xét nghiệm HbA1c

Chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ có bệnh đái tháo đường khi gặp các biểu hiện sau:

– Khát nước

– Đi tiểu nhiều

– Ăn nhiều

– Mệt mỏi, mờ mắt

– Gầy sút cân

– Bệnh nhiễm trùng lâu khỏi.

Trong quá trình điều trị, HbA1c được chỉ định để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian 2-3 tháng vừa qua. HbA1c giúp tiên lượng sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng  vi mạch do đái tháo đường

Các đối tượng được chỉ định xét nghiệm HbA1c 

Đây là xét nghiệm được chỉ định trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tiểu đường. Ngoài ra, còn được sử dụng như xét nghiệm tầm soát tiểu đường đối với các trường hợp sau: 

– Đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ đối với những phụ nữ mang thai lần đầu.

– Bệnh nhân nghi ngờ mắc tiểu đường type 2 và giai đoạn tiền tiểu đường.

– Khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy nồng độ glucose trong máu tăng như: uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, liên tục, mệt mỏi, sụt cân,… 

– Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

–  Trường hợp người bệnh có tiền sử mắc bệnh tim, ít vận động.

– Đói thường xuyên, liên tục, ngay cả khi mới ăn xong có thể do thiếu insulin dẫn đến cơ thể không hấp thu năng lượng.

– Người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa, có chỉ số BMI cao hơn 23.

Cách giúp kiểm soát đường huyết trong máu

Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c < 6.5%, các cách giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất như sau: 

– Có chế độ luyện tập và rèn luyện sức khỏe hợp lý, điều độ.

– Kiểm soát lượng tinh bột trong thức ăn, kiểm soát lượng đạm, chế độ ăn hợp lý, tăng cường các thực phẩm nhiều chất xơ, ăn thêm trái cây.

– Hạn chế rơi vào tình trạng stress hoặc căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc,…

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt giúp ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng tiểu đường xảy ra, còn đối với người bình thường, việc kiểm soát lượng đường huyết tốt giúp phòng tránh tiểu đường. 

BẢN CHẤT CỦA XÉT NGHIỆM XÉT NGHIỆM HBA1C

Thanh Hằng Lê No Comments

Xét nghiệm HbA1c có giá trị cao trong việc tầm soát và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bị bệnh đái tháo đường như tê chân, các bệnh về mắt hoặc suy thận. 

Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Người mắc đái tháo đường hoặc các bệnh làm tăng lượng đường trong máu sẽ có lượng glucose gắn với hemoglobin nhiều hơn.

BẢN CHẤT CỦA XÉT NGHIỆM XÉT NGHIỆM HBA1C

Bản chất của xét nghiệm HbA1c chính là xác định nồng độ phần trăm hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin để đánh giá nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-4 tháng trước đó

Xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện khi nào?

Chỉ định thực hiện xét nghiệm HbA1c sẽ tùy thuộc vào loại đái tháo đường, khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân nhưng được khuyến cáo tiến hành 2-4 lần mỗi năm. Khi lần đầu chẩn đoán đái tháo đường thì những lần xét nghiệm tiếp theo có thể thường xuyên hơn nếu bác sĩ thấy khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân không tốt. Xét nghiệm HbA1c có thể được dùng với mục đích chẩn đoán và sàng lọc trong khám sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ mắc đái tháo đường vì bệnh nhân có các dấu hiệu của tăng nồng độ glucose máu như:

  • Khát nước, tiểu nhiều
  • Mệt mỏi, mờ mắt
  • Nhiễm trùng lâu lành

Kết quả của xét nghiệm HbA1c

Kết quả của xét nghiệm HbA1c sẽ được phân thành các mức độ như sau:

  • Bình thường: dưới 5,7%
  • Tiền đái tháo đường (nguy cơ đái tháo đường): 5,7- 6,4%
  • Đái tháo đường: trên 6,5%

Đây là kết quả được đọc với người xét nghiệm HbA1c phục vụ cho chẩn đoán, đối với hầu hết người trưởng thành không mang thai, hoặc mắc tiểu đường type 2 thì mục tiêu hướng tới mức HbA1c là dưới 7%

Một số bệnh lý có thể làm tăng nồng độ HbA1c nhưng kết quả lại vấn nằm trong phạm vi bình thường như: hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang

Các trường hợp chỉ số HbA1c bất thường cần lưu ý
HbA1c có thể tăng cao trong các trường hợp sau
  • Tăng nồng độ glucose máu
  • Bệnh nhân đái tháo đường mới được chẩn đoán hoặc kiểm soát bệnh kém
  • Suy thận mạn, thiếu máu, thiếu sắt hoặc nghiện rượu
  • Ngộ độc chì
HbA1c có thể giảm trong các trường hợp sau
  • Thiếu máu mãn tính
  • Thời gian sống của hồng cầu ngắn trong các bệnh lý như: thiếu máu tan máu, hồng cầu hình liềm, thalassemia
  • Sau truyền máu, sau cắt lách hoặc sau khi dùng lượng lớn vitamin C và E
  • Phụ nữ mang thai

Bệnh nhân có thể an tâm vì đây là xét nghiệm không cần chuẩn bị gì đặc biệt, không phải ngừng ăn trước xét nghiệm và có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày thậm chí sau bữa ăn. Một số trường hợp có thể ngưng thuốc điều trị đái tháo đường trước khi làm xét nghiệm, thời gian làm xét nghiệm mất khoảng 1 giờ.

CHỈ SỐ VÀNG HBA1C VÀ 10 ĐIỀU CẦN BIẾT

Thanh Hằng Lê No Comments

Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường là giữ cho bệnh nhân có mức chỉ số đường huyết bình thường ổn định nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c, do đó xét nghiệm chỉ số HbA1c là điều cần thiết đối với mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ số này thường bị “rơi rụng” theo quá trình điều trị. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số vàng này trong kiểm soát đường huyết.

CHỈ SỐ VÀNG xét nghiệm HBA1C
  1. HbA1c được hình thành như thế nào?

Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.

Chỉ số HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu.

Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

  • Xét nghiệm HbA1c được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

  • Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bạn và bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian vừa qua.

  • Giá trị bình thường của HbA1c là bao nhiêu?

Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7Mmol/L.

  • Khi HbA1c > 10% cho thấy đường huyết của bạn trong thời gian qua kiểm soát kém.
  • Khi HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết của bạn kiểm soát tốt.

Dưới đây là bảng chỉ số mục tiêu được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân:

  • Xét nghiệm HbA1c có giá trị trong chẩn đoán ban đầu phát hiện bệnh đái tháo đường ?

Xét nghiệm HbA1c chỉ có giá trị để theo dõi đường huyết và kết quả điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán phát hiện bệnh ĐTĐ.

  • Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?

Vì với HbA1c < 6.5%, bạn có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận và thần kinh do bệnh ĐTĐ. Theo nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới thì kiểm soát đường huyết 24 giờ hàng ngày, liên tục qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống thích hợp có thể làm thay đổi chỉ số HbA1c.

  • Theo dõi HbA1c như thế nào?

Tất cả bệnh nhân bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong 1 năm. Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn – 3 tháng/1 lần.

  • Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau như thế nào?

Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm.

Xét nghiệm HbA1c cho thấy bức tranh lớn hơn về tỷ lệ phần trăm trung bình đường huyết của bạn trong 2-3 tháng qua, tuy nhiên cả 2 đều giúp cho bạn và bác sĩ có kế hoạch thay đổi trong điều trị về chế độ ăn, tập luyện thể dục cũng như chế độ dùng thuốc thích hợp hơn.

  • Kiểm soát HbA1c và đường huyết như thế nào là tốt?

Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi HbA1c < 6.5% và đường huyết lý tưởng là trở về bình thường. Trong một số trường hợp có thể chấp nhận mức đường huyết lúc đói 150mg%, tránh đường huyết thấp < 60mg% hay bị hạ đường huyết. Tuy nhiên khi cần thiết bạn nên tham vấn bác sĩ.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG ĐỐI VỚI THAI KÌ

Thanh Hằng Lê No Comments

Nếu mắc bệnh đái tháo đường và dự định sinh con, bạn nên cố gắng giữ mức đường huyết ổn định trước khi mang thai. Đường huyết cao có thể gây hại cho em bé trong những tuần đầu của thai kỳ, ngay cả trước khi bạn biết mình đang mang thai. Nếu bị tiểu đường và đã có thai, bạn hãy đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để lập kế hoạch kiểm soát bệnh đái tháo đường, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Sau đây là giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi người mẹ bị đái tháo đường.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG ĐỐI VỚI THAI KÌ

1. Đái tháo đường ảnh hưởng lên em bé như thế nào?

Các cơ quan của em bé hình thành trong khoảng thời gian 8 tuần đầu của thai kỳ. Nếu bạn bị đái tháo đường típ 1 hoặc típ 2 trong khoảng thời gian này mà đường huyết không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng lên quá trình hình thành các cơ quan của em bé, gây ra khiếm khuyết, dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Ngoài ra, còn có các nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc sinh non, suy hô hấp sơ sinh hoặc các vấn đề khác sau sinh.

2. Đái tháo đường ảnh hưởng lên người mẹ như thế nào trong quá trình mang thai?

Những thay đổi về sinh lý và nội tiết trong cơ thể người mẹ có ảnh hưởng lên chỉ số đường huyết. Do đó, bạn có thể cần thay đổi chế độ điều trị và điều chỉnh liều thuốc. Chưa kể mang thai làm cho một số thuốc viên hạ đường huyết không thể sử dụng nên đa phần phụ nữ bị đái tháo đường típ 2 trước đó đều chuyển sang dùng insulin.

3. Những vấn đề sức khỏe có thể xuất hiện trong quá trình mang thai ở phụ nữ bị đái tháo đường?

Mang thai có thể làm xấu hơn các biến chứng của bệnh đái tháo đường như bệnh lý mắt và thận, đặc biệt là khi đường huyết tăng quá cao.

Bạn cũng có nguy cơ bị tiền sản giật – tình trạng tăng huyết áp và tiểu đạm trong tam cá nguyệt thứ hai. Tiền sản giật, sản giật là một biến chứng nặng, có thể gây tử vong cho mẹ và bé. Một khi bị sản giật, chỉ có cách xử trí duy nhất là chấm dứt thai kỳ.

4. Người mẹ bị đái tháo đường cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Nếu bị đái tháo đường, bạn cần giữ đường huyết ở mức ổn định càng gần mục tiêu bình thường càng tốt trong khoảng thời gian trước và sau khi mang thai. Đây là điều quan trọng nhất giúp cho mẹ và con đều khỏe. Theo dõi thai kỳ thường xuyên, kiểm tra đường huyết mỗi ngày, tuân thủ chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là những điều bạn có thể làm để giữ mức đường huyết ổn định. Ngoài ra, bạn cần bỏ các thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu, ăn nhiều đồ ngọt, lười vận động. Khi mang thai, bạn cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất nhưng phải nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn các loại thuốc bổ phù hợp với tình trạng của mình. Vấn đề điều trị đái tháo đường trong thai kỳ cần có sự phối hợp tốt của bác sĩ chuyên khoa sản và chuyên khoa nội tiết, đôi khi cần thêm những tư vấn về chế độ ăn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Vì vậy, bạn hãy đi khám thai ở những trung tâm đa khoa. Ở đó, có đầy đủ các dịch vụ chăm sóc và điều trị dành cho mẹ bầu bị đái tháo đường.

5. Cách theo dõi đường huyết trong thai kỳ?

Khi mang thai, bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn trước đó. Bạn nên có một máy thử đường huyết mao mạch tại nhà và biết cách sử dụng thành thạo để có thể tự sử dụng bất cứ lúc nào. Tùy từng trường hợp, thời gian thử đường huyết của mỗi người có thể khác nhau đôi chút nhưng thông thường bạn nên thử đường huyết trước các bữa ăn, sau các bữa ăn 1 – 2 giờ, trước khi đi ngủ và bất cứ khi nào bạn mệt hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết.

Nếu đường huyết đã ổn định và đạt mục tiêu điều trị thì tần suất thử đường có thể thưa hơn, ví dụ cách ngày hoặc cách mỗi hai ngày… Bạn nên chú ý là mức mục tiêu đường huyết khi mang thai thấp hơn mục tiêu lúc không có thai và cả những dấu

hiệu của hạ đường huyết để kịp thời xử trí.

6. Nồng độ HbA1C

Nồng độ HbA1C phản ánh đường huyết trung bình trong ba tháng gần nhất. Trị số HbA1C dùng để đánh giá mục tiêu điều trị quan trọng. Người đái tháo đường mà không mang thai thì mức HbA1C mục tiêu là dưới 7% (**). Khi có thai, mức HbA1C thấp hơn dưới 6%.

7. Những xét nghiệm nào cần làm cho em bé khi có mẹ bị đái tháo đường?

Mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe em bé dựa trên khám lâm sàng và siêu âm đo lường tốc độ tăng trưởng cũng như tìm những dị tật bất thường khác. Một số xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được làm khi cần thiết và tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ SINH HÓA NƯỚC TIỂU

Thanh Hằng Lê No Comments

Hệ niệu có nhiệm vụ thải ra ngoài cơ thể những chất không cần thiết, chất khoáng, dịch và một số chất bên trong máu bằng nước tiểu. Do đó bên trong nước tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể. Có hơn 100 thông số khác nhau có thể được tìm thấy qua xét nghiệm nước tiểu. Một xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy sẽ bao gồm những thông số sau:

Ý nghĩa các thông số sinh hóa nước tiểu
1. Urobilinogen  (URO: muối mật)Normal(0.1 -1.0 mg/dL)  Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật Xuất hiện trong bệnh thiếu máu tan huyết, vàng da, bệnh gan mật…  
2. Glucose niệu Negative  Xuất hiện trong nước tiểu khi tiểu đường do tụy , do thận, ăn nhiều đường..  
3. Bilirubine (BIL: sắc tố mật)Negative  (0.0 -0.5 mg/Dl  Có trong nước tiểu là do gan không lọc được hết các yếu tố này do vậy phải kết hợp so sánh với chức năng gan tại xét nghiệm máu nếu có tăng men gan -> theo dõi viêm gan hoặc tắc mật.  
4. ProteinNegative(0.0 – 4.0 mg/dL)  Xuất hiện trong nước tiểu do bệnh liên quan đến thận như suy thận cấp, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, cao huyết áp lành tính, viêm nội tâm mạc bán cấp, hội chứng suy tim xung huyết…  
5.Nitrit (Nitrit): Negative (<0.05 mg/dL)  Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nitrite xuất hiện khi nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng tiểu,viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.  
6. pH 5.0 -8.0  Dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ Tăng trong nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, hẹp môn vị, ói mửa…  Giảm trong nhiễm ceton do đái đường, tiêu chảy mất nước…  
7. Hồng cầu Negative (<10 RWB/uL)  Xuất hiện trong nước tiểu khi viêm thận cấp (ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt..). Viêm cầu thận, hội chứng Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu. Xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu huyết sắc tố. Xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.  
8. Tỷ trọng (SG:specific gravity)1.015 -1.025  Tăng: trong nhiễm khuẩn gram (-), giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận, xơ gan, bệnh lý gan, tiểu đường, nhiễm (keton) do tiểu đường, tiêu chẩy mất nước, ói mửa, suy tim xung huyết. Giảm: trong các bệnh thận như: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, viêm đài bể thận…  
9 Bạch cầu (Leukocyte):Negative (< 25 RWB/uL)  Xuất hiện trong nước tiểu khi nhiễm khuẩn thân, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn…  
10.Thể ceton (KET: ketonic bodies)NegativeKhi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone (hoặc thể ketone). Chất này đi vào trong nước tiểu. Một lượng lớn thể ketone có trong nước tiểu có thể báo hiệu một tình trạng rất nghiệm trọng: đái tháo đường nhiễm ketone acid. Một chế độ ăn ít đường và tinh bột, nhịn đói, hoặc nôn mửa trầm trọng cũng có thể làm ketone xuất hiện trong nước tiểu. (bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai)  
11. Ascorbic acid (vitamin C) Khi bạn ăn / uống nhiều vitamin C thì sẽ có xuất hiện vitamin C trong nước tiểu. Đây là sự đào thải bình thường khi lượng vitamin cung cấp nhiều hơn so với nhu cầu. Chú ý không dùng quá liều vì tác dụng phụ rất lớn: tăng oxalat niệu, máu, tim mạch, thần kinh, và nếu dùng quá liều có thể dẫn đến: sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy…..

QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÁY XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Thanh Hằng Lê No Comments

Máy xét nghiệm nước tiểu là thiết bị được sử dụng phổ biến tại các phòng khám, cơ sở y tế. Với thiết bị này, các bác sĩ có thể tiến hành đo, phân tích các thành phần trong nước tiểu của bệnh nhân, qua đó chẩn đoán bệnh tình của người bệnh. Vậy quy trình sử dụng máy xét nghiệm nước tiểu như thế nào?

Lấy nước tiểu bao nhiêu là đủ?

Mẫu nước tiểu xét nghiệm đòi hỏi phải sạch, tươi. Mẫu này cho phép thực hiện các xét nghiệm thường quy như test nhanh bằng que nhúng (dipsticks), kiểm tra đạm niệu hay các thành phần khác như hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu, các tinh thể phosphat, oxalat calci… Khi có nghi ngờ bệnh lý chuyên khoa, có thể phải lấy mẫu nước tiểu với những quy trình riêng để đáp ứng được các nhu cầu xét nghiệm cần thiết.

Tùy theo từng quy trình lấy mẫu xét nghiệm riêng mà cần có những chuẩn bị khác nhau, nhưng thông thường là phải vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài và bỏ phần nước tiểu đầu, sau đó mới lấy nước tiểu. Các mẫu nước tiểu thường được lấy vào buổi sáng.

Quy trình sử dụng máy xét nghiệm nước tiểu

Dưới đây là Quy trình sử dụng máy xét nghiệm nước tiểu Combostick, hãng DFI – Hàn Quốc sản xuất.

CÓ THỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ THÔNG QUA MÀU SẮC NƯỚC TIỂU?

Thanh Hằng Lê No Comments

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, màu vàng trong suốt hoặc màu vàng hơi sẫm. Nước tiểu không màu, trong suốt có thể do uống quá nhiều nước. Điều này có thể khiến thận phải hoạt động liên tục.

Trường hợp nước tiểu vàng sẫm, thậm chí màu mật ong có thể do uống thiếu nước, cần uống thêm nước bù thêm cho cơ thể. Nước tiểu màu nâu như siro có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước hoặc đang có bệnh lý về gan

CÓ THỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ THÔNG QUA MÀU SẮC NƯỚC TIỂU?

Nước tiểu màu đỏ có thể do ăn các loại rau quả màu đỏ, hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, tuyến tiền liệt.

Nước tiểu có máu là một tình trạng cần đi khám bệnh để xác định nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng bệnh tuyến tiền liệt, nhiễm trùng, nhiễm độc chì hoặc thủy ngân,…

Nước tiểu màu xanh hoặc xanh dương có thể do thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu. 

Khi bạn thấy các biểu hiện bất thường từ màu sắc nước tiểu hãy thực hiện xét nghiệm để kiểm tra để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình. Đối với người bình thường cũng nên thực hiện xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm để có thể theo dõi các chỉ số trong nước tiểu.

Chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trong trường hợp nào?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám tổng quát hàng năm, đánh giá trước khi phẫu thuật, nhập viện, sàng lọc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan,…

– Kiểm tra khi có các triệu chứng ở thận: đau bụng, đi tiểu đau, đau sườn, sốt, đi tiểu ra máu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác.

– Chẩn đoán các bệnh: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, theo dõi điều trị bệnh tiểu đường, suy thận, suy nhược cơ (tiêu cơ vân), protein trong nước tiểu, và viêm thận (viêm cầu thận).

– Theo dõi tiến triển của các bệnh về thận như bệnh thận liên quan đến tiểu đường, huyết áp, suy thận, nhiễm trùng thận,… Đồng thời theo dõi, đánh giá mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh.

– Thử thai, khám thai định kỳ.

Trước khi xét nghiệm nước tiểu, bạn cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn chỉ thực hiện phân tích nước tiểu, bạn có thể ăn, uống bình thường trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, khi bạn có những kiểm tra khác cùng lúc, bạn cần phải nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi kiểm tra tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cũng như lưu ý những gì bạn cần thực hiện trước khi tiến hành xét nghiệm.

Ngoài ra, nhiều loại thuốc bao gồm cả thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng… có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy, trước khi lấy mẫu nước tiểu, bạn hãy thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.

Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu bao gồm:

  • Thực phẩm bổ sung vitamin C
  • Metronidazole
  • Riboflavin
  • Thuốc nhuận tràng nhóm anthraquinon
  • Methocarbamol
  • Nitrofurantoin

CÁC CHỈ SỐ TRONG XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Thanh Hằng Lê No Comments

Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể. Những thay đổi về các chỉ số hoá lý và nhất là thay đổi thành phần hoá học sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hoá của cơ thể. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu là chỉ định quan trọng và cần thiết giúp chẩn đoán các bệnh lý.

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
Research Scientist Looks into Microscope. He’s Conducts Experiments in Modern Laboratory.


1. Nước tiểu được hình thành từ đâu?

Hệ tiết niệu gồm các bộ phận thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hệ tiết niệu có vai trò loại bỏ các chất độc, cân bằng nước và điện giải, điều hòa huyết áp, tạo máu và điều hòa chuyển hóa Canxi-photpho.

Nước tiểu là một sản phẩm của hệ tiết niệu, thường vô trùng và được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo. Trong quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể sẽ tạo ra một số sản phẩm không tốt cho sức khỏe, cần được loại bỏ khỏi máu và những chất này sẽ được đào thải qua nước tiểu. 

Cơ thể người có hai quả thận có hình dạng giống hạt đậu, thường to khoảng nắm tay. Hằng ngày thận sẽ lọc khoảng hơn 1400 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Tuy nhiên nhờ có quá trình tái hấp thu mà lượng nước tiểu được tạo thành chỉ khoảng 1 – 1,5 lít.

Nước tiểu theo niệu quản được tập trung tại bàng quang. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến ngưỡng nhất định sẽ tạo cảm giác muốn đi tiểu, sau đó nước tiểu sẽ qua đường niệu đạo và được bài tiết ra ngoài. 

2. Các chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bình thường, trừ tỷ trọng, độ pH nước tiểu có giá trị xác định, các chỉ số phản ánh các chất bất thường trong nước tiểu thường có kết quả là âm tính. Điều này là do các chất này có nồng độ rất thấp trong nước tiểu, các xét nghiệm thông thường sẽ khó phát hiện, xác định được. Nếu như các chỉ số này dương tính, xác định được nồng độ thì những chất đó là những chất bất thường trong nước tiểu, có ý nghĩa phản ánh một tình trạng bệnh nào đó của cơ thể. 

– Tỷ trọng nước tiểu thông thường ở trong khoảng 1.005 – 1.025. Trong trường hợp uống nhiều nước hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu sẽ làm giảm tỷ trọng nước tiểu. Tình trạng này có thể gặp trong một số bệnh như viêm thận cấp, viêm cầu thận, suy thận mạn,… Tỷ trọng nước tiểu sẽ tăng trong trường hợp uống không đủ nước, cơ thể bị mất nước, trong một số bệnh như nhiễm khuẩn, cơ gan, bệnh về gan, tiểu đường, tiêu chảy, suy tim xung huyết,…

– Giá trị pH nước tiểu dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất a-xít hay ba-zơ, thông thường nằm trong khoảng 5.5 – 7.5. pH sẽ tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa. Trong trường hợp nhiễm ceton do đái tháo đường hoặc tiêu chảy mất nước, độ pH của nước tiểu sẽ giảm. 

– Bình thường chỉ số bạch cầu (LEU) trong nước tiểu âm tính, xuất hiện trong nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.

– Hồng cầu (ERY) trong nước tiểu dương tính trong các trường hợp bệnh lý viêm thận cấp, ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến, viêm cầu thận, xung huyết thận, bệnh Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, nhiễm khuẩn nước tiểu, xơ gan, viêm nội tâm mạc bán cấp, tan huyết nội, ngoại mạch thận.

– Nitrit trong nước tiểu (NIT) sẽ xuất hiện trong các trường hợp nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn nước tiểu, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn nước tiểu không triệu chứng.

– Chỉ số Protein dương tính trong các trường hợp bệnh lý viêm thận cấp, viêm cầu thận, suy tim xung huyết, bệnh Wilson, cao huyết áp ác tính, thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh ống thận, viêm nội tâm mạc bán cấp. 

– Glucose (GLU) xuất hiện trong các trường hợp bệnh giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận, đái tháo đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống.

– Thể ceton (KET-ketonic bodies) sẽ xuất hiện trong các tình trạng bệnh nhiễm ceton do đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, nôn mửa.

– Bilirubin (BIL) xuất hiện trong xơ gan, bệnh lý gan, vàng da tắc mật (nghẽn tắc một phần hoặc toàn phần, viêm gan do virus hoặc do ngộ độc thuốc, K đầu tụy, sỏi mật).

– Urobilinogen (UBG) là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý gan hay túi mật, chỉ số bình thường trong nước tiểu là 0,2 – 1,0 mg/dL. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, huỷ tế bào gan, tắc ống mật chủ, K đầu tụy, suy tim xung huyết có vàng da.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU

Thanh Hằng Lê No Comments

Tình trạng rối loạn quá trình đông máu là gì?

Rối loạn đông máu là một tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm gây ra hiện tượng máu chảy mà không đông được như bình thường. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây nên có thể do thiếu protein trong máu hay protein trong máu hoạt động không bình thường; cũng có khi gặp nguyên nhân do thiếu hụt các yếu tố đông máu hay yếu tố đông máu bất thường.

Tăng động cũng là một tình trạng rối loạn đông máu do các yếu tố đông máu tăng hoạt hóa hoặc do giảm ức chế đông máu, tiêu sợi huyết dẫn đến cục máu đông bảo vệ lan rộng ra gây tắc nghẽn mạch máu.

dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn quá trình đông máu

Các nguyên nhân của bệnh hay gặp liên quan đến các yếu tố đông máu là:

  • Nhiễm khuẩn (52%): là yếu tố nguy cơ cao nhất của rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu do giảm sinh, tăng phá hủy, tăng tiêu thụ tại lách, giảm các yếu tố đông máu).
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): chiếm 25%, là biến chứng của rất nhiều bệnh nguyên như nhiễm khuẩn, chấn thương, các biến chứng sản khoa…
  • Mất máu nặng (8%).
  • Thiếu vitamin K.
  • Do yếu tố thành mạch: thành mạch bị tổn thương, cấu trúc thành mạch biến đổi.
  • Di truyền: do bệnh được truyền từ bố mẹ sang con. Các bệnh hay gặp như: hemophilia A hay hemophilia B,…
  • Huyết khối vi mạch (1%): ban huyết khối giảm tiểu cầu tắc mạch (thrombocytopenia thrombotic pupura – TTP ), hội chứng tan máu tăng ure huyết  (hemolytic uremic syndrome – HUS) là những bệnh cảnh hiếm gặp.
  • Giảm tiểu cầu do heparin (heparin induced thrombocytopenia – HIT), bệnh nhân trong hồi sức thường phải dùng heparin (trọng lượng phân tử thấp hoặc không phân đoạn) để dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu, lọc máu…
  • Giảm tiểu cầu do thuốc (10%): quinine, điều trị hóa chất, thuốc chẹn kênh calci, các thuốc khác.
  • Giảm tiểu cầu do miễn dịch (3%): hội chứng kháng phospholipid hoặc Lupus ban đỏ hệ thống…
  • Sau ghép tủy xương (10%).
  • Mang thai/ sau đẻ (21%).
  • Các rối loạn khác: ung thư  (10%), tăng huyết áp ác tính…

Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn quá trình đông máu

Rối loạn đông máu có thể xảy ra với mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn đông máu là:

  • Thường xuyên chảy máu cam, chảy máu răng lợi.
  • Chảy máu quá nhiều sau khi nhổ răng, phẫu thuật, chấn thương.
  • Chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện các vết tụ máu không rõ nguyên nhân.
  • Kinh nguyệt ở phụ nữ kéo dài, chảy nhiều máu.
  • Có triệu chứng của thiếu máu: người mệt mỏi, da xanh xao, đau đầu
  • Xuất hiện huyết khối là dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng tăng đông.

Rối loạn đông máu là bệnh lý khó để chẩn đoán đúng nguyên nhân. Cần kết hợp thực hiện nhiều xét nghiệm kiểm tra, đánh giá để tìm ra nguyên nhân của bệnh. Việc thực hiện các xét nghiệm này nên được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả nhận được là chính xác và tin cậy.

TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU

Thanh Hằng Lê No Comments

Rối loạn đông máu là một vấn đề thường gặp ở người bệnh nặng trong khoa Hồi sức, do nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng đa dạng. Mỗi nguyên nhân cần phải có những biện pháp điều trị đặc hiệu và hỗ trợ khác nhau. Trong những năm gần đây những hiểu biết sâu hơn về bệnh nguyên và điều trị lâm sàng các rối loạn đông máu đã giúp ích cho việc chẩn đoán và xác định chiến lược điều trị tối ưu.

1. Rối loạn đông máu là gì?

rối loạn đông máu là gì

Hội chứng máu chảy mà không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu được gọi là rối loạn đông máu. Có thể do sự thiếu hụt protein trong máu hoặc protein có tồn tại nhưng hoạt động không bình thường khiến máu khó đông.

Rối loạn đông máu có thể do nhiều yếu tố đông máu gây nên. Với những người bình thường, khi bị chảy máu, các tiểu cầu sẽ kết dính với nhau bởi các yếu tố đông máu, các cục máu đông được hình thành giúp cầm máu.

Các yếu tố đông máu bị thiếu hoặc hoạt động không bình thường khiến máu chảy liên tục và khó cầm đối với những người bị bệnh rối loạn đông máu. Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh rối loạn đông máu và phải mất rất nhiều thời gian để điều trị.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là một trong những biểu hiện rất khó chẩn đoán và điều trị bởi nó do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Do tiểu cẩu bị tổn thương về hình thái và chức năng trong đó chức năng đông máu không thể hoạt động bình thường
  • Máu có thể sẽ dễ dàng đông hơn bình thường nếu lưu lượng máu chảy chậm
  • Do yếu tố di truyền: rối loạn đông máu có thể truyền sang con nếu bố mẹ bị rối loạn đông máu. Tuy nhiên, với mỗi thành viên thì tình trạng chảy máu cũng sẽ khác nhau. Bởi vì gen gây rối loạn đông máu nằm ở nhiễm sắc thể X nên bé trai sẽ có nguy cơ bị di truyền cao hơn so với bé gái
  • Do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII, IX, X
  • Cơ thể thiếu vitamin K khiến các yếu tố đông máu bị suy giảm gây nên tình trạng rối loạn cầm máu
  • Do thành mạch: các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh mãn tính, dị ứng, bệnh tự miễn… gây tổn thương thành mạch. Vì cấu trúc thành mạch bị biến đổi khiến cho thành mạch bị tổn thương gây nên nguy cơ bị chảy máu
  • Do một số loại thuốc: thuốc chống đông máu, kháng sinh… sẽ ngăn chặn sự tái tạo và tăng trưởng những mạch máu mới. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu.
  • Những đối tượng bị khiếm khuyết gen V leiden (loại gen cần thiết trong quá trình đông máu)
  • Do nhóm máu: những người có nhóm máu O sẽ có nguy cơ cao bị bệnh rối loạn đông máu cao hơn so với những người mang nhóm máu khác.
  • Gan bị rối loạn bởi gan là cơ quan hình thành các yếu tố ức chế đông máu

3. Các thể của rối loạn đông máu

Thể bệnh của rối loạn đông máu có thể được chia thành 2 nhóm thể sau:

  • Loại yếu tố thiếu hụt:
    • Hemophilia A: thiếu yếu tố VIII, chiếm gần 85% các đối tượng bị rối loạn đông máu
    • Hemophilia B: thiếu yếu tố IX, chiến gần 14% các đối tượng mắc bệnh
    • Hemophilia C thiếu yếu tố tiền thromboplastin huyết tương (XI)
  • Theo mức độ giảm yếu tố: Nếu yếu tố VIII dưới 30% là cơ thể bạn đang bị rối loạn đông máu, chia thành các thể sau:
    • Nồng độ yếu tố VIII < 1% ở thể nặng
    • Nồng độ yếu tố VIII từ 1-5% ở thể trung bình
    • Nồng độ yếu tố VIII trên 5% và dưới 30% ở thể nhẹ.

3. Dấu hiệu của rối loạn đông máu

Sau đây là một số triệu chứng điển hình của rối loạn đông máu:

  • Bệnh nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật bị chảy máu quá nhiều
  • Chảy máu nhiều sau khi nhổ răng
  • Thường xuyên chảy máu cam và kéo dài
  • Tình trạng chảy máu bất thường mà không có nguyên nhân cụ thể
  • Thường xuyên chảy máu răng lợi
  • Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu bất thường sau khi tiêm chủng
  • Máu có trong phân hoặc nước tiểu
  • Các khớp bị sưng đau
  • Lưu lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt tăng nếu bạn bị rối loạn đông máu. Thường chảy máu kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng hơn 1 tuần và xuất hiện những cục máu có đường kính lớn hơn 2,5cm
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở
  • Tình trạng nôn mửa xảy ra kèm theo máu
  • Xuất hiện những huyết khối tĩnh mạch gây ra tình trạng suy tĩnh mạch, ở chân, đùi các mạch máu nổi lên chằng chịt
  • Người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nếu tình trạng rối loạn đông máu xảy ra ở động mạch;
  • Người bệnh bị chứng đau đầu kéo dài
  • Các khớp như đầu gối, vai, hông, bắp tay, bắp chân bị đau sưng đột ngột
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu ở phổi thường cảm thấy đau ngực, khó thở

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 22 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.