• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

CÓ THỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ THÔNG QUA MÀU SẮC NƯỚC TIỂU?

CÓ THỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ THÔNG QUA MÀU SẮC NƯỚC TIỂU?

Thanh Hằng Lê No Comment

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, màu vàng trong suốt hoặc màu vàng hơi sẫm. Nước tiểu không màu, trong suốt có thể do uống quá nhiều nước. Điều này có thể khiến thận phải hoạt động liên tục.

Trường hợp nước tiểu vàng sẫm, thậm chí màu mật ong có thể do uống thiếu nước, cần uống thêm nước bù thêm cho cơ thể. Nước tiểu màu nâu như siro có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước hoặc đang có bệnh lý về gan

CÓ THỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ THÔNG QUA MÀU SẮC NƯỚC TIỂU?

Nước tiểu màu đỏ có thể do ăn các loại rau quả màu đỏ, hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, tuyến tiền liệt.

Nước tiểu có máu là một tình trạng cần đi khám bệnh để xác định nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng bệnh tuyến tiền liệt, nhiễm trùng, nhiễm độc chì hoặc thủy ngân,…

Nước tiểu màu xanh hoặc xanh dương có thể do thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu. 

Khi bạn thấy các biểu hiện bất thường từ màu sắc nước tiểu hãy thực hiện xét nghiệm để kiểm tra để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình. Đối với người bình thường cũng nên thực hiện xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm để có thể theo dõi các chỉ số trong nước tiểu.

Chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trong trường hợp nào?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám tổng quát hàng năm, đánh giá trước khi phẫu thuật, nhập viện, sàng lọc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan,…

– Kiểm tra khi có các triệu chứng ở thận: đau bụng, đi tiểu đau, đau sườn, sốt, đi tiểu ra máu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác.

– Chẩn đoán các bệnh: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, theo dõi điều trị bệnh tiểu đường, suy thận, suy nhược cơ (tiêu cơ vân), protein trong nước tiểu, và viêm thận (viêm cầu thận).

– Theo dõi tiến triển của các bệnh về thận như bệnh thận liên quan đến tiểu đường, huyết áp, suy thận, nhiễm trùng thận,… Đồng thời theo dõi, đánh giá mức độ đáp ứng với điều trị của người bệnh.

– Thử thai, khám thai định kỳ.

Trước khi xét nghiệm nước tiểu, bạn cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn chỉ thực hiện phân tích nước tiểu, bạn có thể ăn, uống bình thường trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, khi bạn có những kiểm tra khác cùng lúc, bạn cần phải nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi kiểm tra tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cũng như lưu ý những gì bạn cần thực hiện trước khi tiến hành xét nghiệm.

Ngoài ra, nhiều loại thuốc bao gồm cả thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng… có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy, trước khi lấy mẫu nước tiểu, bạn hãy thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.

Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu bao gồm:

  • Thực phẩm bổ sung vitamin C
  • Metronidazole
  • Riboflavin
  • Thuốc nhuận tràng nhóm anthraquinon
  • Methocarbamol
  • Nitrofurantoin

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 22 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.