• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM KHÍ MÁU

Cách đọc kết quả xét nghiệm khí máu

CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM KHÍ MÁU

Thanh Hằng Lê No Comment

Khí máu là một xét nghiệm có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho các bác sỹ, đặc biệt là các bác sỹ làm việc tại các khoa Điều trị Tích cực về tình trạng toan kiềm, tình trạng thông khí và tình trạng oxy hóa máu của bệnh nhân. Nếu ta làm thêm khí máu tĩnh mạch trung tâm (lấy qua catheter tĩnh mạch trung tâm), khí máu từ mao mạch phổi (lấy qua catheter Swan-Ganz) ta có thể có thêm được các thông tin về khả năng sử dụng oxy của tổ chức và tình trạng shunt của mạch máu hệ thống và mạch máu phổi.

Kết quả, về cơ bản chúng ta hiểu như sau:

  • Trị số bình thường:

– pH: 7,35-7,45

– pCO2: 35-45

– pO2: 71-104

– HCO3-: 18-23 mmol/l

– BE: -2,0-3,0 mmol/l

  • Nhiễm kiềm: pH, HCO3, BE tăng hoặc pCO2 giảm
  • Nhiễm toan: pH, HCO3, BE giảm hoặc pCO2 tăng
  • pO2 giảm: suy hô hấp, pO2 tăng trong thở máy.

Chúng ta cần phải biết rằng các thông số đó sẽ khác nhau không đáng kể giữa các phòng xét nghiệm.

Các thuật ngữ thường dùng cho diễn giải tình trạng toan -kiềm gồm:

  • Toan máu: chỉ ra khi pH máu thấp, < 7.38.
  • Kiềm máu: chỉ ra khi pH máu cao, > 7.42.
  • Nhiễm toan: Chỉ ra bởi bất cứ tiến trình nào mà, nếu để mất sự kiểm soát sẽ dẫn đến toan máu. Vấn đề này có thể xảy ra qua một trong hai cơ chế sau:
    • Toan hô hấp tồn tại khi PCO2 cao (> 44)
    • Toan chuyển hóa tồn tại khi HCO3- thấp (< 22)
  • Nhiễm kiềm:  Chỉ ra bởi bất cứ tiến trình nào mà, nếu để mất sự kiểm soát sẽ dẫn đến kiềm máu. Vấn đề này có thể xảy ra qua một trong hai cơ chế sau:
    • Kiềm hô hấp tồn tại khi PCO2 thấp (< 36 )
    • Kiềm chuyển hóa tồn tại khi HCO3- cao (> 26)
Các số liệu được thể hiện như thế nào?

Các thông số từ kết quả xét nghiệm nếu không được ghi rõ ràng, chúng ta cần phải ghi nhớ rằng chúng được thể hiện qua thứ tự sau: pH   PCO2   PO2   HCO3

Trước khi phân tích kết quả cần chắc chắn số liệu là chính xác

Có 2 vấn đề mà người phân tích kết quả khí máu động mạch cần làm:

Thứ nhất: Chắc chắn mẫu xét nghiệm là máu động mạch chứ không phải là máu tĩnh mạch: Cách tốt nhất để phân biệt là quan sát dòng máu vào bơm tiêm lấy máu, thấy như là máu được hút vào bơm tiêm, đây là máu động mạch. Tương tự như vậy, máu động mạch thường đầy bơm tiêm ngay. Lưu ý là không thể dựa vào màu của máu để xác định, bởi một bệnh nhân giảm oxy máu nhiều, máu sẽ có màu đen. Nếu không thấy máu như được hút vào trong bơm tiêm, có thể sử dụng PO2 như là chỉ dẫn. Nếu bệnh nhân không giảm oxy máu nhiều khi lấy máu mà nhận được PO2 lại rất thấp với kết quả trong 30-40 giây, khả năng nhiều là máu tĩnh mạch. Cách này khó để sử dụng với bệnh nhân giảm  oxy máu nặng.

Thứ hai: Phải chắc chắn là không có lỗi định lượng. Cách đơn giản là so sánh giá trị của bicarbonate từ khí máu (một giá trị tính toán) với bicarbonate từ bảng chuyển hóa toàn diện (một giá trị định lượng). Chúng không luôn luôn giống nhau nhưng thường không chênh lệch nhiều (trong khoảng 10%). Lưu ý là sự so sánh này chỉ có giá trị khi bảng chuyển hóa toàn diện và khí máu được định lượng ở tại một thời điểm sát nhau.

Cẩn thận hơn là có thể xem sự thống nhất giữa khí máu và bảng chuyển hóa toàn diện, bởi sử dụng phương trình Henderson-Hasselbach. Phương trình được sử dụng để tính pH mà bạn mong đợi dựa trên PCO2 and HCO3– định lượng. pH này được so sánh với pH định lượng. Nếu giá trị giống nhau, mẫu máu là hợp lý, nếu khác xa nhau, có thể có lỗi định lượng.

Nhìn chung, với những bệnh nhân nặng thì việc đọc kết quả khí máu động mạch đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi điều trị. Đặc biệt bệnh nhân thở máy rất cần phân tích kết quả khí máu động mạch để điều chỉnh thông số thở máy.

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 24 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.