Máy điện cơ đồ 2-4 kênh-Neuro MEP-Neurosoft Nga

Mô tả sản phẩm

Hệ thống điện cơ 4 kênh Neuro-MEP
Hãng sản xuất: Neurosoft – CHLB Nga

Đạt các tiêu chuẩn: ISO 9001, ISO 13485, CE.

 

Mô tả tính năng

Modul sử dụng giao tiếp USB.

  • Tất cả các phần điện tử bao gồm trong thiết bị nhận được kết nối với máy tính qua giao tiếp USB.
  • Nó cho phép kết hợp 1 cách linh hoạt để phù hợp với cấu hình mà người sử dụng yêu cầu.
  • Ví dụ, nếu kết nối nhiều hơn khối khuyếch đại 4 kênh vào Neuro-MEP4 thì sẽ nhận được một hệ thống kỹ thuật số 8 kênh.
  • Có thể kết nối lên tới 10 cổng USB khác nhau.

 

Bộ khuếch đại và kích thích với những đặc điểm kỹ thuật thượng hạng

  • Tốc độ lấy mẫu của bộ khuyếch đại Neuro-MEP4 lên đến 16000 Hz mỗi kênh, bộ biến đổi 16 bits A/D (tương tự sang số), dải thông từ 0.02 Hz lên đến 10000 Hz.
  • Kích thích điện với cường độ từ 0.1 ÷ 100 mA với tần số 50 Hz. Tại đó có thể xác định được dạng của kích thích là: chữ nhật, gấp khúc, hình thang hay hình sin.

 

Điện cực điện cơ thế hệ mới.

  • Những điện cực điện cơ EMG hiện nay được phát triển để phù hợp với hệ thống EMG & EP số.
  • Sự đông cứng của những miếng kích thích có thể thay thế bằng thép. Nó có thể được sử dụng như kích thích lẫn điện cực bề mặt.

 

Phần mềm dựa trên nền tảng .NET

  • Phần mềm Neuro-MEP được phát triển dựa trên nền .NET. Đây là công nghệ hiện đại nhất trong sự phát triển phần mềm.
  • Việc sử dụng .NET cho phép tăng đáng kể độ tin cậy, sử dụng những giao diện tiện lợi và hiện đại. Ngoài ra, nó cũng tăng cường hiệu năng của thiết bị đến mức tối đa.

 

Công nghệ điện cơ (EMG) mới.

Các tính năng EMG được mở rộng:

  • Độ biến động (cáp đơn EMG)
  • Thần kinh vận động và bước giác quan
  • Phản xạ hành-hang
  • Phản xạ xương cùng
  • Phản xạ T
  • Điện thế cơ kích thích tiền đình (VEMP)
  • Dò tìm tự động MUP
  • Ước lượng số lượng thần kinh vận động (MUNE)
  • Phân tích hoạt động tự động và sự giao thoa điện cơ trong mỗi lần kiểm tra.

 

Điện cơ thần kinh.

  • Ghi và phân tích sóng M và điện thế tác động cảm giác.
  • Đánh giá thần kinh vận động/ vận tốc truyền cảm giác.
  • Nghiên cứu các tham số sóng F, phản xạ H (bao gồm cả các cặp kích thích).
  • Phân tích thần kinh vận động qua kích thích từ tính của các rễ thần kinh cột sống và dây thần kinh ngoại vi.
  • Phản xạ chớp mắt, phản xạ xương cùng, phản xạ hành-hang, phản xạ T, những kích ứng da ganvanic.
  • Thần kinh vận động và bước giác quan.

 

 

 

 

 

 

Điện thế thần kinh vận động (MUP).

 

  • Ghi và phân tích các hiện tượng hành vi tức thời.
  • Dò tìm MUP với chế độ tự động và bằng tay.
  • Phân tích tự động các tham số MUP, xác định được những giai đoạn của quá trình phục hồi dây thần kinh.

 

 

 

 

Ước lượng số lượng thần kinh vận động (MUNE).

  • Ghi và phân tích bán tự động việc ước lượng số lượng thần kinh vận động bằng kỹ thuật gia tăng.

 

Nghiên cứu về liên kết giữa thần kinh – cơ.

  • Phân tích sự suy giảm của sóng M trong suốt quá trình kích thích lặp lại của thần kinh vận động.
  • Nghiên cứu hiện tượng hậu uốn ván và sự co thắt cơ bắp.
  • Thiết lập giải thuật kích thích do người sử dụng định ra.

 

Spontaneous (sự tức thời/ sự tự phát) và giao thoa.

Điện cơ đồ:

  • Các hành vi tức thời.
  • Phân tích các biên độ quay của giao thoa điện cơ EMG.
  • Phân tích tần số – biên độ của giao thoa điện cơ EMG.
  • Phân tích phổ của các giao thoa điện cơ EMG.
  • Tách sóng điện cơ EMG.
  • Phát lại âm EMG.

 

kích thích từ truyền sọ (TMS)

  • Xác định thời gian dẫn truyền thần kinh vận động trung tâm của những bệnh nhân bị myelin hóa hệ thần kinh, cụ thể là bệnh đa xơ cứng.
  • Tự động tính toán độ trễ của gốc sóng F với việc kết hợp nghiên cứu kích thích từ.

 

 

Điện thế sinh ra bởi cảm giác toàn thân (SEP).

 

  • Điện thế sinh ra bởi cảm giác toàn thân (SEP) có độ trễ dài và ngắn.

 

Điện thế sinh ra bởi thị giác (VEP).

  • Ghi lại điện thế sinh ra bởi việc chớp mắt.
  • Ghi lại những điện thế sinh ra bởi thị giác từ các mẫu đảo ngược.

 

 

 

 

 

Điện thế sinh ra bởi thính giác (AEP).

 

 

  • Ghi lại độ trễ ngắn (cuống não), độ trễ trung bình và dài.
  • Đo thính giác khách quan.

 

Điện thế sinh ra bởi sự nhận thức (CEP).

  • Những điện thế sinh ra bởi sự nhận thức (P300, MMN (bất đối xứng), ghi lại CNV (sự thay đổi không ngẫu nhiên).
  • Sử dụng các tác nhân kích thích bằng một số phương thức.

 

Điện thế cơ sinh ra bởi cơ quan tiền đình (VEMP).

  • Ghi lại điện thế cơ sinh ra bởi cơ quan tiền đình của bệnh nhân có bệnh về tai trong, sự mở của ống thượng, viêm dây thần kinh tiền đình, sự đa xơ cứng, chứng đau nửa đầu, bệnh thoái hóa dây sống tiểu não.

Âm thanh phát ra nhất thời (TEOAE).

  • Ghi lại những âm thanh phát ra nhất thời (ngắn) trong cơ quan Corti (cơ quan thăng bằng ở tai trong).

Điện đồ võng mạc (ERG).

  • Ghi lại điện đồvõng mạc sử dụng chất kích thích Ganzfeld; các màu trắng, đỏ, xanh dương, xanh lá với cường độ khác nhau và các mẫu thay đổi.
  • Ghi lại những điện thế dao động các tế bào hình nón, hình que…
  • Các kích thích dài ERG (khi bật/tắt
  • điện đồ võng mạc)
  • Ghi lại electro-oculogram.(đồ thị điện thị kính)

 

Sự thay đổi của nhịp tim (HRV).

  • Phân tích miền tần số của nhịp tim.
  • Kiểm tra các phản xạ của tim mạch.