• +84-24-35771501
  • info@vietphan.com.vn

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM HBA1C VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM HBA1C VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Thanh Hằng Lê No Comment
Tổng quan về bệnh lý Đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) hay bệnh tiểu đường là bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới và ở cả Việt Nam, nó gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của con người.

Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin). Bình thường, sau khi ăn Glucose sẽ được hấp thụ vào máu. Insulin có tác dụng giúp vận chuyển Glucose từ máu vào các tế bào để chuyển hóa và sinh ra năng lượng.

Trong bệnh Đái tháo đường, do thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối Glucose không được đưa vào các tế bào mà nó vẫn tồn tại trong máu làm cho nồng độ đường trong máu tăng lên quá mức bình thường.

Ý nghĩa và sự hình thành HbA1c

Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần của tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.

HbA1 chiếm phần lớn ở người lớn, trong đó HbA1c đại diện cho tình trạng gắn kết của Glucose trên Hb hồng cầu.

HbA1c tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu là 120 ngày, vì vậy xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua.

Xét nghiệm HbA1c

Chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ có bệnh đái tháo đường khi gặp các biểu hiện sau:

– Khát nước

– Đi tiểu nhiều

– Ăn nhiều

– Mệt mỏi, mờ mắt

– Gầy sút cân

– Bệnh nhiễm trùng lâu khỏi.

Trong quá trình điều trị, HbA1c được chỉ định để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian 2-3 tháng vừa qua. HbA1c giúp tiên lượng sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng  vi mạch do đái tháo đường

Các đối tượng được chỉ định xét nghiệm HbA1c 

Đây là xét nghiệm được chỉ định trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tiểu đường. Ngoài ra, còn được sử dụng như xét nghiệm tầm soát tiểu đường đối với các trường hợp sau: 

– Đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ đối với những phụ nữ mang thai lần đầu.

– Bệnh nhân nghi ngờ mắc tiểu đường type 2 và giai đoạn tiền tiểu đường.

– Khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy nồng độ glucose trong máu tăng như: uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, liên tục, mệt mỏi, sụt cân,… 

– Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

–  Trường hợp người bệnh có tiền sử mắc bệnh tim, ít vận động.

– Đói thường xuyên, liên tục, ngay cả khi mới ăn xong có thể do thiếu insulin dẫn đến cơ thể không hấp thu năng lượng.

– Người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa, có chỉ số BMI cao hơn 23.

Cách giúp kiểm soát đường huyết trong máu

Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c < 6.5%, các cách giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất như sau: 

– Có chế độ luyện tập và rèn luyện sức khỏe hợp lý, điều độ.

– Kiểm soát lượng tinh bột trong thức ăn, kiểm soát lượng đạm, chế độ ăn hợp lý, tăng cường các thực phẩm nhiều chất xơ, ăn thêm trái cây.

– Hạn chế rơi vào tình trạng stress hoặc căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc,…

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt giúp ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng tiểu đường xảy ra, còn đối với người bình thường, việc kiểm soát lượng đường huyết tốt giúp phòng tránh tiểu đường. 

Giải pháp trọn gói từ nhập khẩu tới tận tay người sử dụng

Với kinh nghiệm hơn 24 năm trên thị trường, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp quý khách hàng có được giải pháp tổng thể: từ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến thi công và bảo hành.